5. Kết cấu khóa luận:
3.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lí đối với DNVVN
Chính sách KH được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu KH, xác định rõ nhu cầu của KH trong hiện tại, tương lai cũng như những kì vọng của KH vào Chi nhánh để đa dạng hóa sản phẩm, tối đa hóa lợi ích của KH. Việc xây dựng được chính sách KH linh hoạt và hợp lý sẽ giúp cho Sacombank - Chi nhánh Thăng Long tăng cường khả năng tiếp cận KH, quảng bá hình ảnh của NH, và mở rộng thị phần hoạt động. Chính sách KH của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đối với các DNVVN cần chú trọng những vấn đề sau:
Thứ nhất, chăm sóc và gìn giữ mối quan hệ với những KH có sẵn.
Đây là bộ phận khách hàng DNVVN đã tham gia gửi tiền, hoặc đang có quan hệ tín dụng, sử dụng các dịch vụ của NH. Chi nhánh cần nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên tư vấn và phổ biến cho DN mọi thơng tin mà DN u cầu, tối đa hóa sự thỏa mãn của DN. Củng cố lượng khách hàng DNVVN truyền thống sẽ giúp Sacombank - Chi nhánh Thăng Long khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần hoạt động và là nền tảng để thu hút KH mới.
Thứ hai, tăng cường khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long.
Một trong những phần quan trọng nhất của Chính sách KH là nghiên cứu nhu cầu của KH để đưa ra được các sản phẩm hợp lí và hiệu quả. Các DNVVN hoạt động đa dạng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mơ khác nhau. Do đó với đối tượng KH này, Chi nhánh có thể phân đoạn thị trường theo tiêu chí quy mơ, ngành
nghề kinh tế, hình thức sở hữu…để biết DN đang gặp khó khăn gì, có những lợi thế gì, và cần gì ở NH. Từ đó Sacombank - Chi nhánh Thăng Long mới xây dựng được các hình thức cho vay, các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của DN, giải quyết
được những vấn đề khó khăn của DN.
Nghiên cứu thị trường cũng có nghĩa là đánh giá, nắm bắt hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn cũng như sự cạnh tranh từ chính những Chi nhánh khác trong hệ thống NH Sacombank. Thị phần hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long ngày càng có nguy cơ bi thu hẹp lại, đòi hỏi Chi nhánh phải đánh giá đúng năng lực của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời nắm bắt được các hoạt động quảng bá của các NH đó. Từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Sacombank - Chi nhánh Thăng Long.
Thứ ba, chủ động tìm kiếm và mở rộng, đa dạng hóa đối tượng KH để đạt được cơ cấu cho vay hợp lí
Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để nâng cao vị thế của mình, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long phải chủ động tìm kiếm KH, mở rộng thị trường, đặc biệt với đối tượng KH là DNVVN. Mặt khác, trong quá trình tìm kiếm, Chi nhánh phải kết hợp các hình thức tiếp thị, phồ biến thơng tin cần thiết về hoạt động NH, và thiết lập duy trì mối quan hệ bền vững với các DN. Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao, Chi nhánh luôn phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay sao cho hợp lí.
3.3.2. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của các DNVVN, tăng cường công tác quản lý dư nợ cho vay DNVVN
Như đã phân tích trong phần thực trạng hoạt động cho vay DNVVN, nợ quá hạn và nợ xấu đã và đang là một vấn đề nhức nhối, làm ‘’đau đầu’’ các lãnh đạo của Chi nhánh. Nó là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng các khoản vay và là dấu hiệu báo trước cho những thiệt hại mà Sacombank - Chi nhánh Thăng Long có thể phải gánh chịu. Nâng cao chất lượng cho vay DNVVN đồng nghĩa với việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức hợp lý, cho phép trên tổng dư nợ cho vay DNVVN; với việc ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn,
nợ xấu đang tồn tại. Việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của DNVVN là một q trình vơ cùng phức tạp, tuy nhiên đây là vấn đề cấp thiết mà Sacombank - Chi nhánh Thăng Long phải quyết tâm xử lý.
Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, Chi nhánh cần tập trung mọi nguồn lực sẵn có cũng như sự trợ giúp từ Hội sở để nhanh chóng thành lập “ban xử lý nợ” với nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Tập hợp và kiểm tra một cách có hệ thống những khoản cho vay nằm trong diện nợ quá hạn và nợ xấu để có hướng xử lý chuyên biệt. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ, xem xét mức độ của nó để chia ra các cấp xử lý. Thông thường nợ xấu và nợ quá hạn nếu phân tích trên khía cạnh ngun nhân có thể chia thành nợ có khả năng thu hồi và nợ khơng có khả năng thu hồi.
Nợ có khả năng thu hồi: Chi nhánh không nên dùng các biện pháp quá mạnh khiến DNVVN đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Sau khi xem xét kỹ ngun nhân cũng như tình hình tài chính hiện tại của DN, nếu Chi nhánh nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của DN cịn triển vọng, có khả năng tạo ra nguồn thu trả nợ thì Chi nhánh có thể áp dụng nhiều hình thức giúp KH giảm bớt gánh nặng tài chính hàng tháng, hàng kỳ trả nợ như hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho KH vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này. Tuy nhiên hình thức này cũng phải dựa trên thái độ hợp tác và nỗ lực trả nợ của khách hàng.
Nợ khơng có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, Chi nhánh chắc chắn rằng tình hình tài chính của KH khơng cịn khả năng hồn trả nợ cho Chi nhánh. Khi đó Chi nhánh cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ. Đối với những khoản nợ quá hạn khơng có khả năng thu hồi thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp Chi nhánh thu hồi được khoản vốn tín dụng đã cấp. Tuy nhiên phát mại tài sản là biện pháp, là liều thuốc cuối cùng để Chi nhánh cứu vãn lại khoản vay đã bị mất thì lại gặp nhiều khó khăn như việc định giá tài sản, chưa có một cơ chế phù hợp trong việc phát mại tài sản thế chấp, thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó theo quy định thì NHNN thường muốn các NH sử dụng khoản dự phòng rủi ro mất vốn của mình để bù đắp cho thiệt hại, sau đó mới dùng đến hình thức phát mại tài sản. Vì vậy, trước mắt Chi nhánh nên sử dụng tài sản thế chấp để cho th tài chính, hay dùng làm tài sản góp vốn liên doanh, góp vồn đầu tư vì như vậy khách hàng vẫn có thể giữ ngun quyền sở hữu tài sản, đồng thời nó cũng giải quyết được những khó khăn về hệ thống pháp lý đã và đang còn nhiều bất cập. NH nên chọn TSBĐ phù hợp với cả hai bên NH và DN, dễ tìm được thị trường tiêu thụ khi có nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra.
Tăng cường công tác quản lý các khoản vay
Ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh: Trong khi toàn bộ Chi nhánh đang dốc hết mọi nguồn lực để giải quyết và thu hồi những khoản nợ quá hạn và nợ xấu thì Chi nhánh cũng cần kết hợp nhiều biện pháp khác để ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Với phương châm phòng chống từ xa, chi nhánh cần liên tục theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra cho từng khoản nợ để sớm phát hiện những khoản mục nợ có khả năng cao chuyển thành nợ quá hạn, ngay lập tức có các biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ DN có thể trả nợ đúng hạn.
Quản lý, kiểm sốt các khoản vay: cơng việc này thuộc một trong những phương pháp ngăn ngừa nợ quá hạn của Chi nhánh và được thực hiện sau khi giải ngân khoản vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của KH. Đánh giá hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, trả nợ một cách thường xuyên và định kỳ. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phải đánh giá những biến động của thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh mà NH đã cung cấp vốn để có những nhận định đúng, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và đặt ra cơ sở để xử lý những phát sinh có thể xảy ra sau này.
Công tác thu hồi nợ: đây là công tác quan trọng để đảm bảo cho khoản vay không bị chuyển thành nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng cần tính tốn các thơng số liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng như kỳ hạn trả nợ, thời gian trả nợ định kỳ, số tiền lãi, gốc phải hồn trả.. Sau đó lên kế hoạch cụ thể cho từng kỳ trả nợ,
luôn kiểm tra tài khoản trả nợ của khách hàng, nếu có sự chậm trễ thì ngay lập tức cần nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.