5. Kết cấu khóa luận:
2.3. Đánh giá chung về thực trạng cho vay khách hàng DNVVN tại Sacombank-ch
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong 3 năm gần đây từ 2014 đến 2016, với sự nỗ lực của mình Sacombank – Thăng Long đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác cho vay . Cụ thể, Chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNVVN nhìn chung là
có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 đạt 1.034.097 triệu đồng tăng lên đến 1.137.853 triệu đồng năm 2016.
Thứ hai, cơ cấu cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ đạo là
cho vay sản xuất, thương mại, chế biến luôn chiếm tỷ trong tương đương 50% tổng dư nợ cho vay DNVVN, tiếp đến là các DN sản xuất, nơng nghiệp điều này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong những năm gần đây, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đặc biệt chú trọng đến hoạt động nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ người nông dân Việt Nam. Theo đó, năm 2014 dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp đạt 196.476 triệu đồng, năm 2015 đạt 165.274 triệu đồng năm 2016 dư nợ với nhóm ngành này đạt 266.193triệu đồng chiếm 23,4% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN, tăng 100.919 triệu so với 2015. Điều này cũng được phần lớn các chuyên viên ngân hàng tán thành theo kết quả thu thập được từ các phiếu điều tra, ngân hàng đã cân đối giữa hoạt động huy động và cho vay, tạo ra sự cân bằng để tránh tình trạng rủi ro cũng như lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi.
Cho vay DNVVN được Chi nhánh đặc biệt chú trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Với những hoạt động đó, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.