Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay DNVVN tại NHTMCP sài g n thƣơng tín – chi nhánh thăng long (Trang 62 - 67)

5. Kết cấu khóa luận:

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

3.4.1.1. Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, thống nhất

NHNN Việt Nam cần ban hành chính sách tiền tệ ổn định và mang tính mục tiêu cả trong dài hạn và ngắn hạn, giúp cho các NHTM hoạch định được phương hướng mọi hoạt động, tạo ra tính chủ động cho các NHTM. Chính sách tiền tệ cần có sự thống nhất, hợp với xu hướng phát triển của đất nước, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động của các NHTM.

Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành phần kinh tế, tạo ra mơi trường pháp lý bình đẳng và cơng bằng cho các NHTM cùng tham gia kinh doanh. Việc tạo ra mơi trường pháp lý thống nhất, bình đẳng sẽ giúp cho các NHTM xây dựng được các chính sách phát triển, hoạt động kinh doanh và chính sách tín dụng nói chung hay hoạt động cho vay DNVVN nói riêng.

3.4.1.2. Nâng cao quy mô và chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - CIC

Thơng tin đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động tín dụng nói chung , hoạt động cho vay DNVVN của NH nói riêng. Trong đó thơng tin cung cấp từ Trung tâm thơng tin tín dụng là nguồn thơng tin duy nhất về lịch sử quan hệ tín dụng của KH vì các tổ chức tín dụng khơng được phép cơng bố thơng tin KH ra bên ngồi. Do vậy việc Nhà nước tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia là hết sức cần thiết vì nó giúp cho các NHTM tránh được tình trang thơng tin khơng cân xứng. Việc chia sẻ thông tin thực sự rất hữu ích đối với các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM nhỏ khơng có đủ kinh nghiệm và chi phí để điều tra thơng tin.

3.4.2. Kiến nghi với Sacombank

3.4.2.1. Lập ban xử lý nợ hỗ trợ chi nhánh giải quyết các vấn đề tồn tại trước mắt

Hội sở và Vùng cần nhanh chóng phân tích và đánh giá những vẫn đề tồn đọng của Chi nhánh để có những biện pháp trợ giúp kịp thời. Cụ thể với tình hình nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu đang tăng cao thì vùng cần lập ban xử lý nợ, cử các chun viên xử lý nợ có trình độ và kinh nghiệm xuống Chi nhánh, trực tiếp điều hành quá trình kiểm tra và xử lý nợ tại Chi nhánh.

Có thể mua lại các khoản nợ hoặc chuyển các khoản nợ không thể thu hồi của Chi nhánh sang Công ty quản lý tài sản AMC để cùng nhau xử lý các khoản nợ, giảm bớt số lượng và áp lực các khoản nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về vốn để Chi nhánh có thể tái cho vay những khoản nợ mới trong tình hình đang khó khăn

3.4.2.2. Ban hành thêm văn bản, chỉ thị hướng dẫn cụ thể hơn

Mọi hoạt động kinh doanh nói chung cũng như những hoạt động cho vay DNVVN nói riêng của Chi nhánh ln phải tn thủ theo mọi văn bản, quy định hướng dẫn của hệ thống NH. Những văn bản này có thể xem như là chất xúc tác bơi trơn cho hệ thống thẩm định hoạt động một cách trơn tru và chuẩn mực. Chính vì vậy, việc ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết, có hệ thống cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của DNVVN.

Phát hành bản nâng cấp Sổ tay tín dụng: phiên bản cũ đã bộc lộ nhiều thiếu

sót, đặc biệt là khi NH Sacombank đã có nhiều biến đổi lớn khi thực hiện việc tái cơ cấu cuối năm 2015 đầu 2016. Do đó cần tiến hành ban hành Chính sách tín dụng để

làm cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ tín dụng làm việc hiệu quả hơn.

Luôn cập nhật mọi điều hành, thông tư từ NHNN để kịp thời ban hành các chỉ thị hướng dẫn cho hoạt động tín dụng của NH được vận hành nhịp nhàng và đúng Pháp luật.

3.4.2.3. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng và chính sách khen thưởng rõ ràng

Một trong những thế mạnh của Sacombank là có đội ngũ cán bộ trẻ khỏe, nhiệt huyết và có trình độ chun mơn cao. Bên cạnh đó mơi trường làm việc của

Sacombank là một mơi trường năng động và có chất lượng đào tạo tốt. Vì vậy, để phát huy thế mạnh này, NH cần có chính sách tuyển dụng rõ ràng, thu hút nhất tài đồng thời cũng cần thường xuyên tổ chức các lớp, các đợt đào tạo nghiệp vụ (cho nhân viên mới), nâng cao nghiệp vụ (cho nhân viên cũ) để ngày càng đáp ứng yêu cầu khắt khe của cơng việc. Có quy chế ưu đãi, chính sách khen thưởng và khích lệ tinh thần đặc biệt đối với những cá nhân, tập thể hồn thành chỉ tiêu tốt, có thành tích vượt trội trong NH.

3.4.3. Kiến nghị với các DNVVN

Để phát triển hoạt động cho vay giữa NH và các DNVVN thì khơng chỉ NH cần có những sự thay đổi mà bản thân DN cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng được những yêu cầu cho vay của NH.

3.4.3.1. Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, DN có thể áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho NH tiếp cận các báo cáo tài chính của DN một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo được niềm tin đối với NH. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán bởi một cơng ty kiểm tốn uy tín. Khi làm được điều này, hình ảnh và uy tín của DN trong mắt NH nói riêng và trong mắt các nhà đầu tư nói chung sẽ được cải thiện đáng kể.

3.4.3.2. Chủ động tiếp cận và nghiên cứu cơ chế chính sách của ngân hàng

DNVVN cần chủ động trong việc tìm hiểu cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. DN cũng cần chuẩn bị cho mình những điều kiện đầy đủ, chủ động tìm đến với NH. DN có thể xây dựng mối quan hệ với NH trước khi xin vay thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH như quản lý ngân quỹ, trả lương cho công nhân viên qua tài khoản tại NH…

Mặt khác, DN cũng cần tìm hiểu về các dịch vụ NH, nâng cao hiểu biết về chính sách và thủ tục cho vay của NH để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ của NH một cách sớm nhất, giảm bớt thời gian xem xét quyết định cho vay, nhờ đó, DN cũng sẽ nhanh chóng nhận được nguồn tài trợ từ NH.

3.4.3.3. Nâng cao ý thức và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay

DNVVN cần có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay một cách an tồn, có hiệu quả, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Trong q trình sử dụng vốn, DNVVN cần theo dõi chặt chẽ việc phân bổ nguồn vốn, tiến độ sản xuất tránh tình trạng lãng phí. Hơn nữa DNVVN cần nêu cao ý thức về nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn, khơng chây ì, tn thủ đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng tín dụng với NH.

KẾT LUẬN

Với số lượng DNVVN chiếm trên 96% DN trong nền kinh tế, thị trường cho vay DNVVN đang trở thành thị trường tiềm năng đối với các NHTM. Nâng cao chất lượng cho vay DNVVN là một trong các chiến lược để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường tín dụng này tại các NHTM nói chung và Sacombank – Chi nhánh Thăng Long nói riêng.

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh, được tiếp với công việc, đã cho em nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm từ thực tế. Và sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này, khóa luận của em đã hồn thành được những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, giới thiệu, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ bản về hoạt động

cho vay DNVVN.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay DNVVN của Ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2014-2016, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra, em đã đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại chi nhánh. Đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín, Cơ quan quản lý Nhà nước và các DNVVN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, “Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương

mại”, NXB Thống Kê, năm 2016

2. Mạc Quang Huy, “Cẩm nang Ngân hàng đầu tư”, NXB Thống Kê, năm 2009

3. Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2014/QH12 ban hành ngày 29/06/2014.

4. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính Phủ ban hành ngày 30/06/2009.

5. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN sửa đổi Quyết định 493/2005.

6. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín 2014-2016.

7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín Việt Nam 2014-2016.

8. Website: http://sacombank.com.vn/ http://www.vcci.com.vn/

http://sbv.gov.vn

http://vef.vn (Diễn đàn kinh tế Việt Nam) http://www.baocongthuong.com.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay DNVVN tại NHTMCP sài g n thƣơng tín – chi nhánh thăng long (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)