Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ công nghệ và dịch vụ rubic (Trang 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

nghiệp

a. Ảnh hưởng của suy thối đến chi phí kinh doanh

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí kinh doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định,chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, việc sử dụng lao động có các chi phí là tiền lương, tiền cơng, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn... trong đó chiếm phần lớn là chi phí mua hàng.

Suy thoái kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội. Việc chính phủ áp dụng các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền và kiềm chế lạm phát ảnh hưởng nhiều đến chi phi vay vốn của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay biến đổi khó lường, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng cũng trở lên eo hẹp, gây khó khăn cho quá trình huy động vốn và vay vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này tác động đến chi phí vay vốn và chi phí huy động vốn của doanh nghiệp.

Sự biến đổi liên tục của thị trường hàng hóa trên thế giới dựa theo sự suy giảm hay tăng lên của tổng cung sẽ làm thay đổi giá cả hàng hóa. Điều này ảnh hưởng đến chi phí mua hàng của doanh nghiệp. Giá hàng hóa tăng nhanh đồng nghĩa với chi phí mua hàng lớn hơn. Bên cạnh đó giá điện, xăng dầu, giá nhập khẩu máy móc… đều tăng khiến chi phí để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lưu trữ… tăng nhanh và tăng nhanh hơn giá thành sản phẩm, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả.

Chi phí là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xác định giá bán sản phẩm của mình, sao cho việc xác định mức giá đó là hợp lý và đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu trong việc lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu: hiệu quả cao – chi phí thấp. Chi phí là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ với nhau hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Giải quyết vấn đề chi phí thực sự là bài tốn hóc búa với doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường chọn giải pháp thay đổi cơ cấu sản xuất, cắt giảm chi phí có thể để tấp trung vào mục tiêu duy trì lợi nhuận.

b. Ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh

Do chi phí tăng đẩy giá thành của sản phẩm lên cao, để đảm bảo lợi nhuận và quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nguồn chi tiêu sẽ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước, làm giảm khả năng thanh tốn. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá bán, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Tác động từ hai phía mẫu thuẫn này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định được một mức giá bán hợp lý, vửa đảm bảo được khách hàng chấp nhận, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

suy thối kinh tế có tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp. Trước hết đó là sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa. Bên cạnh đó, suy thối sẽ kéo theo thất nghiệp, điều này khiến cho thu nhập của người dân giảm xuống mức thấp, đây là nguyên nhân làm cho sức mua của người dân bị hạn chế bởi họ khơng có khả năng thanh tốn. Điều này cũng tác động tiêu cực làm thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến sản lượng hàng hóa được tiêu thụ của doanh nghiệp giảm, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

c. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thối trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, các khoản chi phí để hoạt động kinh doanh tăng lên nhanh chóng. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp bị đi xuống rất nhiều. Các chỉ tiêu do lường hiệu quả kinh doanh: tỷ suất lợi nhuận, ROA, ROE, ROI… đều giảm cho thấy việc sử dụng không hiệu quả vốn kinh doanh cũng như nguồn lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là xuất phát từ mơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và sự suy thối của tồn bộ nền kinh tế thế giới và trong nước.

Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất bán hàng doanh nghiệp có thêm các khoản lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái, nguồn vốn bị hạn hẹp và mơi trường đầu tư tài chính có rất nhiều rủi ro. Doanh nghiệp khơng có được các nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào các hoạt động tài chính ngắn hạn như chứng khoán, cổ phiếu… để thu lợi nhuận nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng giảm.

Một doanh nghiệp có thể có các mục tiêu khác nhau như tối đa hoá lợi nhuận hiện hành dẫn đầu về thị phần, dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại trên thị trường. Trong giai đoạn khó khăn kinh

tế này thì mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khơng có lợi nhuận đủ để bù đắp các chi phí cố định và chi phí hoạt động kinh doanh sẽ gây thua lỗ. Việc cân đối giữa chi phí và doan thu ln là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận hợp lý đối với nhà đầu tư cũng như cho quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp đã lựa chọn những sách lược nhằm giảm chi phí sản xuất thơng qua việc bố trí hợp lý q trình sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp lý, lập kế hoạch sản xuất linh hoạt và điều chỉnh lại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THỐI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CƠNG NGHỆ

VÀ DỊCH VỤ RUBIC

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016

a. Tốc độ tăng trưởng GDP

Trong giai đoạn 2013 -2016, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng từ năm 2013 -2015, năm 2016 lại bị giảm. Cụ thể: từ năm 5.42% năm 2013 tăng lên 6.68% năm 2015, nhưng lại giảm xướng 6.21% năm 2016.Thể hiện như trong biểu đồ sau:

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2013-2016 (%) Series 1 ( Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016 b. Lãi suất GDP 5.42 6.21 6.68 5.98

Lãi suất năm 2014 vẫn theo xu hướng giảm như những năm trước. Lãi suất cho vay khoảng 9,5 – 11%/năm áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn. Hệ thống ngân hàng cũng từng bước ổn định, khơng cịn mong manh như những năm 2011 từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn toàn cầu.

Năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm nhưng so với các nước trong khu vực cũng như thế giới, mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn khá cao, đặc biệt là lãi suất cho vay.

Nhìn lại năm 2016 vừa qua, lãi suất huy động đã tăng trở lại trong khi lãi suất cho vay lại giữ vững ổn định, nguyên nhân chủ yếu do sự chạy đua vốn huy động giữa các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đến cuối năm, lãi suất huy động ở mức 6,5%-8%/năm kỳ hạn trên 12 tháng.

c. Tỷ giá hối đoái

Năm 2014 là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VNĐ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên 21,246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng một năm.

d. Tăng trưởng bán lẻ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ doanh thu tiêu dùng năm 2016 đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá thì cịn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% so với năm trước do sức mua không biến động lớn trong khi giá tiêu dùng năm nay cao hơn năm trước.

e. Cán cân thương mại

Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD.Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%. Khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 125,9%, tăng 10,2%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2016 ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%.

( Đơn vi: Tỷ USD)

( Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hình 2.3: Hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Cán cân thương mại tính chung cả năm 2016 suất siêu 2,68 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực FDF xuất siêu 23,7 tỷ USD.

f. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình qn năm 2015.

2.2 Phân tích thực trạng tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic. kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

2.2.1 Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic

Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

Tên giao dịch: RUBIC SERVICES AND TECHNOLOGY INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY .

Tên viết tắt: RUBIC STI.,JSC

Địa chỉ: 207 nhà 54 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0439990111 Mail: rubic.jsc@gmail.com

Website: http://rubicjsc.vn/

Mã số doanh nghiệp: 0105725451 đăng ký lần đầu năm 2011 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.

Tình hình hoạt động: Đang hoạt động. Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần. Mã số thuế: 0105725451

Cơng ty có chức năng thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh đã được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội chứng nhận. Các ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty là:

– Bán bn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm. – Bán bn các thiết bị văn phịng.

– Tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính. – Sửa chữa máy tính và các thiết bị ngoại vi.

– Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính. – Xuất nhập khẩu các mặt hàng Cơng ty kinh doanh.

Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic có vốn điều lệ 3 tỷ đồng.Đặt địa chỉ tại số nhà 207 nhà 54 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Với diện tích mặt bằng 200m2 bao gồm các phịng ban thực hiện việc điều hành và quản lý hoạt động.

Cửa hàng kinh doanh được đặt tại 25 Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hà Đơng, Hà Nội.Cửa hàng có mặt tiền rộng khoảng 10m, trưng bày các thiết bị văn phòng được ưu chuộng trên thị trường gần đây.cửa hàng rộng khoảng 800m2 gồm phịng trưng bày sản phẩm và 1 kho hàng.

Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính thiết bị máy văn phịng, đồng thời cung cấp các dịch vụ bảo trì sửa chữa liên quan.

2.2.2 Ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phẩn đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic Công ty cổ phẩn đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic

2.2.2.1 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến kết quả kinh doanh của Công ty. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 như cơn bão quét qua nền kinh tế nước ta, để lại thiệt hại hết sức nặng nề, Cơng ty Rubic khơng thốt khỏi ảnh hưởng của nó. Xong cùng với nỗ lực phấn đấu khơng mệt mỏi của tồn thể các cán bộ và nhân viên công ty làm cho công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển. Qua số liệu kinh doanh của công ty cho thấy, mặc dù sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và dư âm của cuộc suy thối,nhưngdoanh thu của cơng ty vẫn được ổn định qua các năm.Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014- 2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng doanh thu 5015.4 4794.7 5496.6

Tổng lợi nhuận trước thuế 870.4 720.5 958.5 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 191.5 158.5 191.7

Lợi nhuận sau thuế 678.9 562 766.8

(Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014-2016) Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta có thể đưa ra được một số đánh giá sơ bộ về tình hình sản suất kinh doanh của Công ty như sau:

Doanh thu của công ty chưa ổn định, cụ thể trong năm 2014-2015 doanh thu công ty giảm từ 5015.4 triệu đồng xuống 4794.7 triệu đồng giảm 4.4%. Theo như báo cáo của phòng kinh doanh cho biết, doanh thu bán hàng năm 2015 giảm so với năm 2014 là vì năm 2014, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty doanh nghiệp được thành lập, nhu cầu về máy văn phịng cũng từ đó tăng cao. Sang năm 2015, tình hình bán hàng của cơng ty tăng chậm hơn so với năm trước, mặt hàng bán được chủ yếu là máy vi tính, laptop... mặt hàng này lợi nhuận không sao so với bán máy in và máy photocopy, bên cạnh đó, ngồi ra cịn có ngun nhân từ phía thị trường.

Doanh thu cơng ty trong năm 2016 tăng 14.64% từ 4794.7 triệu đồng lên 5496.6 triệu đồng. Đó là thành tựu rất đáng tự hào của cơng ty cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty có những tiến triển lớn.

Nhìn vào lợi nhuận của cơng ty ta có thể thấy, mặc dù doanh thu bán hàng là khá cao nhưng sau khi trừ đi các chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê văn phịng và các chi phí khác thì lợi nhuận trước thuế thu được vẫn cịn ở mức thấp. Cho thấy, cơng việc kinh doanh của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, cơng ty cần có những chiến lược kinh doanh mới để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể lạc quan trong tương lai khi thị trường đang có dấu hiệu hồi phục đáng khích lệ sau khủng hoảng

* Doanh thu theo mặt hàng của công ty cổ phần đầu tư công nghệ và dịch vụ Rubic.

Theo báo cáo doanh thu bán của công ty ta thấy: Trong giai đoạn 2014 -2016, doanh thu theo mặt hàng của cơng ty có sự thay đổi khơng đáng kể, cụ thể:

Bảng 2.2: Thống kê kinh doanh tiêu thụ hàng hóa chính của cơng ty (2014-

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ công nghệ và dịch vụ rubic (Trang 28)