Các kết luận và phát hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt may hoàng dũng (Trang 36)

6 .Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Các kết luận và phát hiện nghiên cứu

2.3.1 Những thành cơng mà cơng ty TNHH Dệt May Hồng Dũng đạt được

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn cả trong và ngồi nước, trước những tác động tiêu cực của lạm phát, công ty vẫn đảm bảo được mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu, đặc biệt năm 2013-2014 với sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận. Đó là thành quả của sự nỗ lực tồn bộ cơng nhân viên.

- Về lợi nhuận: tuy suy thoái kinh tế tác động mạnh đến chi phí doanh thu tuy nhiên cơng ty vẫn luôn cố gắng đạt lợi nhuận dương cả năm. Lợi nhuận năm 2012 có giảm nhưng nhờ có những chính sách hợp lý mà lợi nhuận năm 2013, 2014 đã tăng trưởng một cách ngạc nhiên, vượt kế hoạch đề ra. Đây được coi là một thành công lớn của công ty trong điều kiện kinh tế trong và ngồi nước đang cịn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm tối đa chi phí để duy trì vượt qua thời kỳ kinh tế khủng hoảng.

- Về giảm chi phí: trong thời kỳ khó khăn, cơng ty đã tổ chức, sắp xếp bộ máy lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, cắt giảm được chi phí quản lý. Cải thiện nâng cao công tác quản lý nguyên liệu, linh kiện vật tư, thực hiện giảm tồn kho tại nhà máy sản xuất, quản trị sản xuất theo đơn hàng để đáp ứng đủ lượng cầu khách hàng, tránh tình trạng vốn đọng lại dưới dạng sản phẩm lâu dài gây tổn thất về chi phí.

- Về thương hiệu: cơng ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp cũ và đã thành cơng tìm được nguồn hàng tốt với giá cả cạnh tranh và đã thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Những năm vừa qua bên cạnh những thành công đạt được về doanh thu và lợi nhuận, công ty cũng đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh cũng như chất lượng về thương hiệu, nâng cao uy tín với khách hàng qua một số chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị nhằm thúc dẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Về quản lý nguồn lực: cơng ty đã đưa ra nhiều chính sách quản lý vốn, tài chính, vật tư một cách có hiệu quả trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả sừ dụng.

2.3.2 Những hạn chế và ảnh hưởng của lạm phát tới cơng ty TNHH Dệt May Hồng Dũng

Bên cạnh những mặt thành cơng mà cơng ty đạt được vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như:

- Thứ nhất: lạm phát giảm làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lạm phát giảm, giá cả của nguyên liệu đầu vào thay đổi, dẫn đến giá cả thành phẩm của các loại sản phẩm cũng thay đổi, doanh nghiệp phải in các loại hóa đơn, thay thế các loại giấy báo giá mới cho từng mặt hàng. Chi phí tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty

- Thứ hai: cơng tác duy trì và tìm kiếm khách hàng chưa tốt. Duy trì và tìm kiếm khách hàng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cơng ty, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Thực tế công ty chưa thiết lập được mối quan hệ ổn định và lâu dài với bạn hàng để chiếm lĩnh thị trường. Cơng ty chưa có chính sách khuyến khích về giá cả đối với các khách hàng mới, để tạo thương hiệu cũng như mối quan hệ bền chặt lâu dài với khách hàng. Cụ thể năm 2014, thị phần của cơng ty tại các tỉnh lân cận có giảm sút đáng kể như Thái Bình (giảm 4%), Hà Nam ( giảm 3%), Hưng yên (giảm 3%). Công ty cần quan tâm hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh thị trường và xây dựng được chiến lược cạnh tranh lâu dài với các đối thủ cạnh tranh.

- Thứ ba: nguồn lực tài chính của cơng ty cịn hạn chế. Do cơng ty là cơng ty tư nhân nên việc huy động vốn chủ sở hữu gặp nhiều khó khăn. Để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng tăng lãi suất, siết chặt tín dụng khiến việc tiếp cận vốn của cơng ty gặp nhiều hạn chế. Chính vì nguồn vốn hạn chế nên việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty đã khơng được triệt để. Vấn đề quản lý tài chính của cơng ty cịn chưa chặt chẽ: khách hàng nợ quá hạn, nhà cung ứng siết nợ, quản lý dòng tiền mặt kém.

- Thứ tư: nguyên vật liệu đầu vào còn thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào bên cung ứng. Mặt hàng thuốc nhuộm của công ty chủ yếu nhập khẩu từ Thụy Sĩ, nên khối lượng, chất lượng sản phẩm và cũng như giá thành của các loại thuộc nhuôm, tẩy, trợ gia đều chịu ảnh hưởng của tình hình sản xuất, nền kinh tế Thụy Sĩ. Điển hình do đồng nội tệ franc của Thụy Sĩ tăng lên, làm tăng giá thành nhập khẩu thuốc nhuộm, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và lợi nhuận của cơng ty.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CƠNG TY TNHH DỆT MAY HỒNG DŨNG 3.1 Phương hướng kinh doanh của cơng ty TNHH Dệt May Hồng Dũng

3.1.1 Dự báo về tình hình lạm phát 2015

Năm 2015 với mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế và ổn định lạm phát, kinh tế tăng trưởng cao hơn so với năm 2014.

Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2015 mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng lên 6,1% trong năm 2015. Dự kiến, năm 2016, con số này là 6,2%. Lạm phát hàng năm dự báo tăng 2,5% trong năm 2015 và 4% trong năm 2016 khi cầu trong nước cũng như giá dầu thế giới tăng lên.

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ là 5,4%, cao hơn cùng kì 2014. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo và mục tiêu tăng trưởng 6,2% cả năm 2015 là khả thi. Lạm phát sẽ khơng có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2015 mặc dù cải thiện so với năm 2014, nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ giảm trong năm 2015, tạo điều kiện cắt giảm chi phí sản xuất và không tạo ra yếu tố lạm phát chi phí đẩy. Đồng thời, lạm phát tâm lí sẽ tiếp tục ổn định nhờ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014. Do đó, lạm phát trong năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản.

3.1.2 Phương hướng kinh doanh của công ty TNHH Dệt May Hoàng Dũng

 Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu thuốc nhuộm

Chi phí nguyên vật liệu thuốc nhuộm chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí đầu vào. Với tình hình giá nguyên vật liệu thuốc nhuộm ngày càng tăng như hiện nay, giảm mức tiêu hao để giảm chi phí là biện pháp tốt nhất. Trong 3 năm qua mức tiêu mức tiêu hao nguyên vật liệu thuốc nhuộm vẫn còn cao. Để giảm mức tiêu thuốc nhuộm ở mức tối đa, căn cứ các nhân tố: chất lượng thốc nhuộm, chất lượng của sợi vải, số vải bị hỏng, công tác quản lý, bảo quản tại kho…ảnh hưởng mức tiêu hao thuốc nhuộm để đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Vì vậy, cơng ty nên tăng cường cơng tác quản lý chất lượng đầu vào, kiểm tra chặt chẽ, và có những biện pháp cụ thể đối với chất lượng than không đảm bảo.

- Tăng cường công tác quản lý thuốc nhuộm trong kho, tránh hao hụt và bị hỏng, gắn trách nhiệm công việc với quản lý kho, và thường xuyên kiểm kê khối lượng thuốc tẩy, nhuộm trong kho.

Theo tính tốn của phịng kỹ thuật, nếu làm tốt cơng tác quản lý định mức tiêu hao thuốc nhuộm, có thể giảm mức tiêu hao nguyên liệu thuốc nhuộm là 55kg/1 tấn vải.

 Nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động của nhà máy trong ba năm qua tăng dần, nhưng so với tốc độ tăng chi phí cịn thấp. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ giúp cho công ty tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Trong khoản tiền tiết kiệm được do tăng năng suất lao động, cơng ty nên trích một khoản tiền thưởng cho mỗi cơng nhân, để khuyến khích tinh thần cơng nhân, động lực nâng cao năng suất lao đọng của từng công nhân viên trong công ty.

 Tăng khối lượng sản xuất để giảm chi phí cố định

Muốn tăng khối lượng sản xuất, cơng ty phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của máy móc bằng cách:

 Nâng cao năng suất của ca:

- Tổ chức công tác phục vụ sản xuất: cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu thuốc tẩy, nhuộm, sợi vải.

- Kịp thời sửa chữa những hư hỏng bất thường xảy ra trong q trình làm việc một cách nhanh chóng. Thường xun bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra máy móc sau mỗi ngày làm việc.

 Giảm số ngày ngưng việc, tăng số ngày làm việc thực tế của máy móc.

- Thực hiện chế độ sửa chữa theo kế hoạch, đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng để giảm thiểu số ngày ngưng hoạt động của máy móc.

- Tăng ca, sắp xếp ca làm việc ngày và đêm để tăng khả năng sản xuất, hoạt động của máy móc.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Hiện nay, đội ngũ lao động ở nhà máy phần lớn là lao động phổ thông, chưa được qua một trường lớp đào tạo nào. Khi được nhận vào làm việc tại công ty, công nhân thường được đưa qua các bộ phận, phân xưởng để quan sát và học việc theo các cơng nhân cũ. Vì chế năng lực về chun mơn của cơng nhân cịn chưa cao, chưa

chuyên sâu, đặc biệt là khơng có sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mở các khóa địa tạo người lao động mới và nâng cao tay nghề cho các lao động đã làm việc tại nhà máy là điều cần thiết. Cơng ty có thể lên kế hoạch và sắp xếp:

- Mở các lớp đòa tạo tay nghề lý thuyết cơ bản nhất cho người lao động mới trước khi chính thức làm việc, họ sẽ có chun mơn tốt hơn, năng suất làm việc sẽ cao hơn.

- Theo định kỳ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc, các buổi trình bày những kinh nghiệm, kỹ năng của những người lao động giỏi. đồng thời nêu gương, khen thưởng và khuyến khích mọi người học tập.

- Tổ chức các phong trào, các buổi thi đua tay nghề của các tổ trong nhà máy. Trao giải thưởng cho những người lao động nào có sự sáng tạo trong sản xuất. Sau đó, cơng ty tính tốn cụ thể đối với từng công việc. Nếu giải pháp trên được thực hiện tốt sẽ khuyến khích cơng nhân tăng năng suất lao động, tiến tới hạ giá thành, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh.

 Một số biện pháp khác

Giá cả đầu vào là nhân tố khách quan không thể giảm được, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, giá cả hàng hóa ngày càng tăng. Để có thể hạn chế bớt rủi ro và giảm chi phí cơng ty cần:

- Tìm hiểu, đánh giá tình hình lạm phát, giá cả thị trường có thể biến động trong tương lai.

- Lên kế hoạch dữ trữ hàng hóa trong sản xuất kinh doanh, mua nguyên vật liệu đầu vào khi giá cả cịn thấp.

- Tìm kiếm nhiều nhà cung ứng vật tư, và lựa chọn những nhà cung ứng đáng tin cậy và có mức giá phù hợp.

Đối với các loại xe ô tô dùng chuyên chở hàng công ty vào thời điểm không sử dụng cơng ty có thể cho bên ngồi th, tăng thêm thu nhập.

3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trong quá trình thực tập tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, em nhận thấy có một số khó khăn cịn tồn tại nhất là do ảnh hưởng của lạm phát để lại. Sau đây là những biện pháp giúp cơng ty hạn chế những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

 Đảm bảo hàng hóa đầu vào ổn định cho hoạt động kinh doanh

Đầu vào là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn đầu vào ổn định với giá cả hợp lý sẽ góp phần làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty, tăng sức cạnh tranh nhất là trong thời kì kinh tế hiện nay.

Trong thời gian tới Cơng ty cần tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới có uy tín, chủ động đàm phán với các nhà cung ứng về giá đầu vào, thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hoá sớm để tránh sự biến động về giá cả, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Xây dựng và củng cố các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác hiện tại.

Phải kiểm soát chặt chẽ về số lượng, chất lượng hàng hoá nhập vào. Tiếp tục xây dựng và sửa chữa hệ thống kho chứa hàng, tránh việc thất thối hư hỏng làm tăng chi phí và ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hố.

Cơng ty nên thường xun xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá, kế hoạch hàng tồn kho để đảm bảo cho q trình bán hàng được diễn ra thơng suốt. Tránh tình trạng thiếu hàng, tồn hàng quá lâu.

Tăng cường huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn

Công ty cần tăng cường khả năng huy động vốn bằng các hình thức khác nhau như đưa ra những dự án đầu tư mới hiệu quả để vay vốn của ngân hàng, hay đẩy nhanh vòng quay của vốn cũng như tránh việc bị ùn vốn ở một chỗ.

Trong giai đoạn hiện nay Công ty cần phải có kế hoạch rõ ràng về việc huy động và sử dụng vốn trong từng giai đoạn cụ thể. Cơng ty phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vịng quay của vốn bằng cách giảm chi phí mua, cung cấp hàng hố kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ, tránh việc ứ đọng vốn. Cơng ty phải có những phân tích, đánh giá chính xác về những kế hoạch, hạng mục đầu tư để tránh việc đầu tư khơng hiệu quả. Minh bạch hóa các báo cáo tài chính, đảm bảo tính chân thực, chính xác của báo cáo tài chính để tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Marketing giữ vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường. Hiệu quả của cơng tác này cao có nghĩa là cơng ty ngày càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:

Phịng kinh doanh của cơng ty phải phối hợp tốt với các phòng ban khác cùng với giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Cơng tác nhiên cứu thị trường phải có tính hệ thống để phân tích, đánh giá một cách chính xác nhu cầu, thị hiếu của khác hàng.

Công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường Thành lập bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Bộ phận này sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến phân tích, dự báo và nắm bắt nhu cầu thị trường cũng như hành động của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động của các bộ phận này cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với bộ phận khác, trên cơ sở những báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trường, bộ phận kinh doanh và kế hoạch sẽ xây dựng những chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm cơng tác nghiên cứu, dự báo thị trường. Đó phải là những

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt may hoàng dũng (Trang 36)