ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty TNHH thƣơng mại thanh nhàn, hà nội (Trang 37 - 40)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

Được thành lập từ năm 2005, tính tới nay đã trải qua 11 năm hoạt động, công ty đã đạt được một số thành công:

Thứ nhất: Chất lượng sản phẩm do công ty cung cấp luôn đảm bảo, được khách hàng đánh giá cao. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty vẫn giữ khách cũ và thu hút thêm được nhiều khách mới trong tình hình cạnh tranh như hiện nay.

Thứ hai: Sản phẩm chocolate phong phú, đa dạng. Khách hàng khi đến với công ty có được nhiều sự lựa chọn hơn, hấp dẫn nhiều đối tượng khách hàng cũng như thỏa mãn nhiều hơn các nhu cầu.

Thứ ba: Cơng ty có đội ngũ lao động trẻ, nhiệt tình, có trình độ, ham học hỏi, tận tụy và u thích cơng việc. Kinh doanh thực phẩm dịch vụ nên yếu tố con người sẽ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực của cơng ty chính là mấu chốt quan trọng tạo ra sự thành công mà công ty đạt được.

Thứ tư: Khách hàng luôn được công ty dành sự quan tâm đặc biệt, thường xun có những chương trình chăm sóc, tri ân khách hàng và chế độ giá ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên của công ty. Các khách hàng mới luôn được đội ngũ nhân viên kinh doanh tư vấn chu đáo và cẩn thận về các sản phẩm chocolate cùng với các ưu đãi đi kèm.

Thứ năm: Công ty đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết với nhà cung cấp, công tác uy tín, lâu dài. Việc quản lý các nhà cung cấp dịch vụ của công ty luôn được lãnh đạo, nhân viên quan tâm đúng mức, thông tin về giá cả và chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã bao bì được cập nhật thường xuyên và kịp thời, chính xác.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất: Thị trường thực phẩm cạnh tranh khắc nghiệt, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất trong nước và các thương hiệu của nước ngồi. Khơng ít các sản phẩm bị trùng lặp, cơ hội tìm kiếm, thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận ngày càng khó khăn.

Thứ hai: Công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh, các biện pháp marketing thu hút khách chưa thực sự hiệu quả. Bộ phận kinh doanh chưa được chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ.

Thứ ba: Người dân Việt Nam vẫn chưa coi chocolate là một trong những thực phẩm thiết yếu sử dụng hàng ngày mặc dù công ty đã làm ra những sản phẩm có chức năng tốt cho người tiểu đường, tim mạch.

Thứ tư: Năng lực sản xuất của công ty vẫn chưa vượt qua được những cơng ty có tên tuổi lớn, và chất lượng đầu ra của từng sản phẩm vẫn gặp khó khăn về nhiệt độ mơi

trường. Tốc độ tan chảy nếu gặp điều kiện thời tiến không thuận lợi nhanh. Diện tích kho bãi cịn nhỏ so với nhu cầu sử dụng của cơng ty, các hệ thống thống khí, điều hịa yếu, cần phải thay sửa gấp. mái nhà kho lợp tôn, chống nắng và chịu nhiệt kém, mưa bị ngấm nước vào trong kho gây nhiệt độ ẩm ướt, tạo điều kiện cho côn trùng và vi khuẩn sinh sống, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Chất lượng chocolate cũng vì thế mà kém đi.

Thứ năm: Ban lãnh đạo và tồn thể cơng nhân viên đã rất có ý thức giữ gìn về sinh an tồn thực phẩm trong khu sản xuất nhưng bên cạnh đó quần áo bảo hộ lạo đồng vẫn còn thiếu thốn.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TỒN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CƠNG TY TNHH TM THANH NHÀN,

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty TNHH thƣơng mại thanh nhàn, hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)