Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép sông hồng (Trang 45 - 48)

Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đối ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát cải thiện cán cân thương mại, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ… Vậy để chính sách tỷ giá đạt được mục tiêu cần phải có những định hướng rõ ràng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số đề xuất giải pháp mà nhà nước có thể áp dụng nhằm điều hành tỷ giá tốt hơn trong thời gian tới:

Một là, tăng cường công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương lai. Thường

xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra chính sách tỷ giá hối đối phù hợp trong từng giai đoạn

Hai là, hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối tại Việt Nam:

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho nhu cầu phát triển trong nước và những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được đồng thời nhà nước cần phải sử dụng ngoại tệ dự trữ một cách có hiệu quả.

Ba là, thực hiện chính sách đa ngoại tệ: hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù

USD có vị thế mạnh hơn hẳn so với các loại ngoại tệ khác song nếu trong quan hệ quốc tế chỉ áp dụng một loại ngoại tệ này thì sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc rất lớn vào nó. Khi có sự biến động về giá cả của đồng USD trên thế giới sẽ làm lập tức ảnh hưởng tới quan hệ tỷ giá giữa VND và USD. Mà những ảnh hưởng này thường là những ảnh hưởng bấ lợi. Chế độ tỷ giá gắn với nhiều loại ngoại tệ sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá danh nghĩa.

Bốn là sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất để điều chỉnh tỷ giá: chính phủ từng

bước tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực là một loại giá cả được quyết định bởi sự cân bằng cung cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ khơng phải là bởi những quyết định cứng nhắc của ngần hàng nhà nước.

Các quan điểm khi đứng trên phương diện với NHNN

Thứ nhất là về cơ chế tỷ giá, NHNN nên cân nhắc chuyển đổi sang chế độ tỷ giá

linh hoạt và chính sách mục tiêu lạm phát để phù hợp với sự tự do hóa thị trường vốn trong những năm tới. Chế độ tỷ giá linh hoạt vẫn luôn tỏ rõ ưu thế trong việc hạn chế những tác động tiêu cực từ cú sốc trên thị trường.

Thứ hai về biện pháp điều hành tỷ giá: tiếp tục nâng cao tính minh bạch nhất

quán trong các chính sách can thiệp của NHNN và chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Ngồi ra nhà nước cần xây dựng quy chế thơng tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra – vào trong nước từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

Thứ ba về điều hành lãi suất, công tác điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước

biến kinh tế vĩ mơ, mục tiêu kiểm sốt lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản và các hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế. Đồng thời tiếp tục kết hợp tăng cường và các biện pháp kiểm soát cung cầu ngoại tệ để giảm thiểu, đi đến loại trừ tình trạng vạy USD đổi ra VND rồi gửi lại ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất, khi đá hạn mua USD trên thị trường tự do trả nợ ngân hàng.

Thứ tư là các biện pháp quản lý ngoại hối, ngân hàng nhà nước cần tiếp tục phối

hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ , xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình hình đơla hóa nền kinh tế, xóa bỏ hoạt động của thị trường tự do ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép sông hồng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)