5. Kết cấu của khóa luận
2.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Tây Cốc giai đoạn
đoạn 2013-2015
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Agribank Tây Cốc giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.1: tình hình huy động tiền gửi tại Agribank Tây Cốc Giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
STT
HUY ĐỘNG
VỐN
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tăng trưởng 2014 so với 2013 Tăng trưởng 2015 so với 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng tiền gửi khách hàng 1.014.034,42 1.352.168,89 1.659.916,16 338134,47 33,34 307747,27 22,76 Theo thời hạn 1 Tiền gửi không kỳ hạn 104.273,9 99.485 166.134,4 -4788.9 -4,59 66.649,4 67 2 Tiền gửi có kỳ hạn 907515,85 1.248.489,9 1.490.185,71 340.974,05 37,6 241.695,81 19,36 3 Tiền gửi khác 2244,67 4193,95 3596,05 1949,28 86,8 -597,9 -14,25
(Nguồn: Phịng kế tốn và ngân quỹ Agribank Tây Cốc)
Bảng số liệu cho thấy sự biến động khá không ổn định trong huy động tiền gửi tại Agribank Tây Cốc. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Agribank Tây Cốc tăng trưởng ổn định, năm 2014 tăng 33,34% so với năm 2013. Năm 2015 tốc độ tăng có giảm đi, nhưng vẫn đạt mức tăng 22,76% so với năm 2014. Dễ thấy, ngân hàng Agribank Tây Cốc tập trung huy động tiền gửi có kỳ hạn hơn là tiền gửi khơng kỳ hạn để kiểm soát rủi ro thanh khoản thể hiện ở việc dư có tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nhiều lần so với dư có tiền gửi khơng kỳ hạn.
Ở mục tiền gửi khơng kỳ hạn, năm 2014 có sự giảm nhẹ trong nguồn vốn này khi tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm 4,59% so với năm 2013. Năm 2015 PGD lập tức lấy lại phong độ khi tiền gửi không kỳ hạn tăng tới 67 % so với năm 2014. Điều này chủ
yếu do PGD ký kết nhiều hợp đồng trả lương cho cán bộ công nhân viên tại các công ty trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
Sự tăng trưởng đều đặn của Tổng tiền gửi huy động được ở Agribank Tây Cốc chủ yếu là do sự tăng lên trong tiền gửi có kỳ hạn bởi đây là khoản mục chiếm phần lớn trong tổng tiền gửi. Năm 2014 tiền gửi có kỳ hạn tăng 340.974,05 triệu đồng tương đương 37,6% so với năm 2013. Năm 2015 tiền gửi có kỳ hạn tăng chậm hơn 241.695,81 triệu đồng tương đương 19,36% so với năm 2014.
2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Agribank Tây Cốc giai đoạn 2013-2015
Biểu đồ 1: Tình hình doanh số cho vay khách hàng tại Ngân hàng Agribank Tây Cốc giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 640,000.00
660,000.00 680,000.00 700,000.00 720,000.00 740,000.00 760,000.00 780,000.00 800,000.00 820,000.00 840,000.00 740,023.56 709,371.49 820,649.75 Cho vay khách hàng Cho vay khách hàng
(Nguồn số liệu: phịng kế tốn và ngân quỹ Agribank Tây Cốc )
Nếu như huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động khác của NH thì sử dụng vốn đóng vai trị là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Do đó việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và đảm bảo an tồn vốn là một nhiệm vụ rất khó khăn. Đối với Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng, vốn huy động được vẫn chủ yếu được sử dụng để cho vay khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng.
Năm 2014 tuy có sự giảm nhẹ trong cho vay khách hàng tại Agribank Tây Cốc tuy nhiên năm 2015, chỉ tiêu này tại PGD ngay lập tức tăng trưởng trở lại lên mức
820.649,75 triệu đồng, tăng 111.276,26 triệu đồng, tương đương 15,67% so với năm 2014.Có nhiều nguyên nhân gây nên sự biến động này.
Nguyên nhân thứ nhất khách quan từ nền kinh tế. Năm 2014 nền kinh tế rơi vào khó khăn chung do ảnh hưởng của suy thối. Thị trường tại huyện Đoan Hùng cũng khơng ngoại lệ khi nhu cầu vốn của khách hàng bị giảm rất nhiều do kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó năm 2014 Agribank Tây Cốc cũng chưa có nhiều chương trình ưu đãi để kích thích tăng trưởng cho vay. Vì vậy mà cho vay khách hàng năm 2014 có sự giảm so với 2013.
Đến năm 2015, chỉ tiêu cho vay khách hàng lập tức tăng trưởng trở lại do kinh tế năm 2015 đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt. Nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp đã tăng lên, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh xuất hiện trở lại. Cùng với đó năm 2015 là năm gần cuối trong kế hoặc 5 năm (2010-2015) của ngân hàng Agribank vì vậy PGD đã coi đẩy mạnh cho vay là nhiệm vụ trọng tâm của mình, đưa ra nhiều gói ưu đãi cho vay về lãi suất rất hấp dẫn, đặc biệt là vay tiêu dùng (vay xây dựng, sửa chữa nhà cửa, vay mua xe ô tô), vay mua bất động sản…
2.1.4.3 Dịch vụ: chuyển tiền, bảo lãnh, ngân quỹ, ủy thác và đại lý, tư vấn.
Biểu đồ 2: thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ tại AGRIBANK Tây CốcGiai đoạn 2013-2015 Giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng.
(Nguồn số liệu: phịng kế tốn và ngân quỹ Agribank Tây Cốc)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 4112.9 5370.7 4293.9 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ hiện nay được các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank PGD Tây cốc nói chung hiện nay đều chú trọng đến hoạt động dịch vụ, một nguồn thu nhập mới quan trọng của ngân hàng.
Các hoạt động dịch vụ mà Agribank Tây Cốc đang triển khai trong giai đoạn 2013-2015 gồm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ngân quỹ, ủy thác và đại lý, dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt, tư vấn. Tuy nhiên giai đoạn 2013-2015, doanh thu từ hoạt động dịch vụ này tại PGD Agribank Tây Cốc chưa có sự ổn định, khi năm 2014 doanh thu từ dịch vụ tăng từ 4112,9 triệu đồng lên 5370,7 triệu đồng, nhưng năm 2015 lại giảm đi còn 4293,9 triệu đồng. Hiện nay Agribank Tây Cốc đang tiếp tục có những chính sách để kích thích hoạt động dịch vụ cũng như tạo sự hài lòng nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại Agribank Tây Cốc.