Đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng của sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

2..1 Khái quát về Sở giao dịch NHNN & PTNT Việt Nam

2.3. Thực trạng về chất lượng tín dụng tại SGD NHNN & PTNT Việt Nam

2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng

2.3.2.1. Kết quả đạt được

Dựa trên các số liệu trên, ta có thể thấy, hoạt động tín dụng SGD giai đoạn 2012-2014 đã đặt được nhiều thành tích đáng kể.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và của Agribank về thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 03/CT-NHNN,VB 7558/NHNN-TD ngày 14/10/2013 của Thống đốc NHNNVN cũng như chỉ đạo của Agribank, Sở giao dịch đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vượt qua khó khăn như điều chỉnh lãi suất tiền vay, cơ cấu lại nợ gốc, nợ lãi cho khách hàng.

Như phân tích trên đây, hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch khá tốt, nhưng hoạt động cho vay lại tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ ho vay ngắn hạn thấp hơn. Do đó, Sở giao dịch đã đẩy mạnh triển khai và quảng bá mạnh đối với khách hàng các chương trình của Agribank và của Sở giao dịch như hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng xuất-nhập khẩu theo VB 2998, cho vay hỗ trợ nhà ở theo TT 11/2013/TT-NHNN theo quyết định 591 và 2064 của HĐTV Agribank…Tập trung nguồn vốn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực Nông nghiệp, Nông thôn, mở rộng cho vay ngắn hạn. Trong năm 2013 Sở giao dịch đã mở rộng cho vay vốn lưu động đối với 7 khách hàng mới là DN vừa và nhỏ có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, có tài sản đảm bảo.

Sở giao dịch đã thành lập tổ xử lý thu hồi nợ xấu trong đó Giám đốc Sở giao dịch trực tiếp là Trưởng ban chỉ đạo, thực hiện giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên, thường xuyên họp để đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời. Trong năm 2013 khơng phát sinh thêm nợ xấu đồng thời đã hồn thiện được thủ tục pháp lý về TSTC của một số khách hàng có nợ xấu, thu hồi đươc .

Thành lập tổ xử lý thu hồi nợ của ALCII do đ/c Phó GĐ phụ trách tín dụng làm tổ trưởng. Năm 2013 thu hồi được 33,15 tỷ đồng từ khoản bán các khoản phải thu và 60 tỷ đồng từ khoản nhận nợ bắt buộc, phối hợp với ALCII đối chiếu số dư của các hợp đồng bán khoản phải thu và hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ.

Thực hiện xem xét miễn, giảm lãi suất cho khách hàng thực sự khó khăn như Tổng Cty cơng trình giao thơng I, Cơng ty Tân Phát…, trình NH No&PTNT Việt Nam xem xét miễn giảm lãi cho Tổng Cơng ty mía đường I, Cơng ty Phương Đơng, Cơng ty ván dăm Thái Nguyên nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc trước (đây là các món vay đã XLRR từ Sở hối đối chuyển về).

Gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ, mua bán ngoại tệ…

Công tác đào tạo nghiệp vụ cũng như nhận thức và đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ tín dụng được chú trọng hơn. Trong năm Sở giao dịch đã tự đào tạo 03 lớp cho 100% cán bộ tín dụng, thẩm định liên quan đến hoạt động tín dụng: phân tích tài chính, kỹ năng thẩm định, các vấn đề chung về hoạt động tín dụng. Ngồi ra cán bộ tín dụng cịn được tham gia các lớp đào tạo do NHNo tổ chức.

Đến năm 2014, SGD đã đặt được thêm nhiều thành tựu như sau:

Sở giao dịch đã áp dụng và triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng của Trụ sở chính như giới thiệu các gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ ... từ đó thu hút được các khách hàng mới đồng thời tiếp tục tăng dư nợ của các khách hàng cũ.

Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng nhằm mở rộng cho vay tăng trưởng tín dụng. Từ đầu năm đến nay đã thiết lập được quan hệ tín dụng với một số khách

hàng mới: Công ty CP Siêu thị thuốc Việt, Công ty CP roof Đông Nam Á, Công ty TNHH MTV ĐTPT CN Lê Anh, Công ty CP Ceravi, Công ty CP xây dựng thương mại vận tải Ngân Hà…

Để xử lý nợ xấu và giảm áp lực về tài chính Sở giao dịch đã đẩy mạnh hoạt động bán nợ xấu cho VAMC theo chỉ đạo của NHNN: Trong năm đã bán nợ 7 khách hàng nợ xấu cho VAMC.

Gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ, mua bán ngoại tệ…

2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế của hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch

- Tỷ lệ thu nợ dư nợ giảm dần qua các năm 2012-2014. Dư nợ tập trung lớn vào một số ngành nghề chính, chưa có sự phổ rộng nhiều ngành nghề. Tỷ lệ cho vay

doanh nghiệp lớn (96%), tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao (trên 66%) so với mức bình qn chung tồn hệ thống tiềm ẩn nhiều khả năng rủi ro nếu khơng có biện pháp giám sát quản lý thật tốt. Đến nay một số khoản nợ của các Tổng công ty nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân đã tồn đọng lâu và rất khó thu hồi do các đơn vị này đã ngừng hoạt động hoặc vẫn duy trì sản xuất kinh doanh nhưng khơng hiệu quả.

- Tình trạng huy động vốn khả quan nhưng hoạt động cho vay chưa thực sự hiệu quả.

- Quy trình tín dụng chưa thực sự chặt chẽ trong công tác kiểm sốt để phịng tránh rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trước đây Sở giao dịch làm đầu mối cho vay một số dự án lớn của các Tập đồn, Tổng cơng ty nên tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ. Năm 2013 các dự án trung, dài hạn chủ yếu thu nợ nên dư nợ liên tục giảm so với đầu năm. Nợ lãi tồn đọng lớn khó có khả năng thu hồi tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và một số khách hàng nợ xấu.

- Dư nợ tập trung lớn vào một số ngành nghề dẫn đến rủi ro lớn khi những những ngành nghề đó gặp khó khăn. Trong tác nghiệp đơi khi cịn sai sót.

- Từ đầu năm đến nay Ban giám đốc và phòng nghiệp vụ phải tập trung nhiều thời gian cho việc phục vụ công tác thanh kiểm tra tại Sở giao dịch và công tác xử lý, thu hồi nợ tồn đọng nên việc mở rộng tăng trưởng tín dụng cịn hạn chế.

- Cơng tác phân tích thị trường và dự báo rủi ro thực hiện chưa bài bản, chất lượng chưa cao. Cơng tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới cịn thụ động. Do trong vài năm gần đây các doanh nghiệp giải thể và phá sản hàng loạt, hàng tồn kho khơng tiêu thụ được, cơng nợ tồn đọng khó thu hồi tác động đến tâm lý cho vay mở rộng tín dụng do nguyên nhân lo sợ rủi ro. Do đó, quy trình tín dụng vơ cùng quan trọng

- Hoạt động Marketing còn chưa thực sự hiệu quả, cần thu hút nhiều hơn các khoản vay ngắn hạn, phổ cập tới nông thôn.

- Cần áp dụng công nghệ nhiều hơn trong hoạt động của ngân hàng, góp phần quản lý hiệu quả.

 Suy thối kinh tế trong và ngồi nước vẫn tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là ngành kinh doanh vận tải biển, xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.

 Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt do SGD không chỉ cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường.

 Khó khăn trong q trình tiếp cận dự án do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay rất cao. Các nguồn từ tài trợ từ ODA suy giảm, việc giải ngân chậm, thậm chí dừng tài trợ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của SGD NHNN & PTNT Việt Nam3.1.1. Phương hướng 3.1.1. Phương hướng

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hồn tồn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Trong 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời cơng bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu

hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, Agribank khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh cơng nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa...

3.1.2. Mục tiêu, kế hoạch năm 2015

 Đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản; các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN; luôn phối hợp chặt chẽ với các ban liên quan của Trụ sở chính trong cơng tác kế hoạch, quản lý nguồn vốn ....

 Tiếp tục thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngoại tệ các chi nhánh trong toàn hệ thống; Chủ động đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ đảm bảo an tồn hiệu quả.  Triển khai chương trình giao dịch ngoại hối tự động với chi nhánh;

 Triển khai sử dụng các phần mềm mua bán ngoại tệ của các ngân hàng nước ngồi (Internet trading platform) để có tỷ giá cạnh tranh hơn nữa với các ngoại tệ khác USD phục vụ chi nhánh.

 Thực hiện chấm điểm xếp hạng các Định chế tài chính (định kỳ hoặc đột xuất) để đề xuất cấp hạn mức kinh doanh vốn và ngoại tệ.

 Kiểm soát tỷ giá và lãi suất đối với các giao dịch kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ đảm bảo an toàn, đúng quy định của NHNN và Agribank.

 Đẩy mạnh doanh số giao dịch USD liên ngân hàng.

 Tăng cường kiểm tra và xử lý chuyển tiếp điện thanh tốn qua mạng Swift đúng quy trình, an tồn, chính xác. Đảm bảo: Tỷ lệ điện chuẩn STP (Được xử lý tự động qua các NHĐL) của cả hệ thống đạt từ 94% trở lên (Các NHĐL đánh giá); Tối thiểu 75% chi nhánh tham gia thanh toán quốc tế trực tiếp được xếp loại A. Số lượng lỗi điển hình (vi phạm nhiều) của cả hệ thống giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2015, SGD NHNN & PTNT Việt Nam hướng tới mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn quy đổi 9.500 tỷ, tăng 10% so với 2014.

- Nguồn vốn nội tệ: 7.500 tỷ đồng: + Tiền gửi dân cư: 2.800 tỷ đồng.

+ Tiền gửi TCKT: 4.700 tỷ đồng.

- Nguồn vốn ngoại tệ: 85.000 ngàn USD: TG dân cư: 28.594 ngàn USD; TG TCKT: 56.406 ngàn USD.

(2) Dư nợ: Tổng dư nợ quy đổi 3.900 tỷ, tăng 25% so với 2014.

+ Dư nợ VNĐ: 3.580 tỷ đồng, tăng 1.158 (+47,8%).

+ Dư nợ ngoại tệ: 15 triệu USD, giảm 17,67 triệu USD (-54%).

(3) Dư nợ cho vay Nông nghiệp Nông thôn chiếm 16 %/Tổng dư nợ.

(4) Trích lập dự phịng rủi ro: 203 tỷ đồng; Xử lý rủi ro: 202 tỷ đồng; Bán nợ: 332 tỷ

đồng; Thu hồi nợ đã XLRR: 130 tỷ đồng

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại SGD NHNN &PTNT Việt Nam PTNT Việt Nam

3.2.1. Giải pháp về huy động vốn

Hoạt động tín dụng và huy động vốn có mối quan hệ khăng khít với nhau, nguồn vơn ổn định, chi phí huy động vốn càng thấp thì việc cho vay sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần xây dưng cho mình một kế hoạch nguồn vốn phù hợp. Mặc dù giai đoạn vừa quam hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch khá tốt, tuy nhiên để đạt sự phát triển bền vững trong thời gian tới, cụ thể hơn để huy động vốn hiệu quả nhất, SGD cần chú trọng các vấn đề sau trong giai đoạn tiếp theo:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thông qua việc xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho từng phịng nghiệp vụ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng phòng. Đồng thời giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ là một trong các tiêu chí để xếp loại lao động hàng tháng.

Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng chiến lược như KBNN, SCIC, BHXH Bộ Quốc phòng, ... nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định, chi phí thấp. Mở rộng mối quan hệ với các Tập đồn, Tổng cơng ty để tăng trưởng nguồn vốn, thơng qua đó, phát triển các sản phẩm dịch vụ khác: Tín dụng, thanh tốn trong và ngồi nước, dịch vụ thẻ, bảo lãnh...

Tiếp tục thực hiện văn bản 1255/HĐTV-KHTH ngày 25/7/2012 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc Quy định giao chỉ tiêu huy động vốn trong hệ thống Agribank.

Bám sát tình hình biến động lãi suất trên thị trường, các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn, chỉ đạo của NHNN, Agribank về lãi suất huy động, lãi suất cho vay đối với tất cả các kỳ hạn để điều chỉnh phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

3.2.2. Giải pháp về dư nợ tín dụng

Sở giao dịch xác định tăng trưởng dư nợ là mục tiêu quan trọng nhất trong năm 2015. Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới nhất là các Tập đồn, Tổng Cơng ty; Khẩn trương xây dựng hạn mức vốn lưu động cho Tập đồn Than Khống Sản Việt Nam và các thành viên theo thỏa thuận hợp tác toàn diện 2015-2020 đã ký; tiếp cận, phối hợp với khách hàng xây dựng hồ sơ tín dụng các dự án: Mỏ sắt Thạch Khê, Mỏ than Sinh Lộc Phát, Thủy điện Pắc Ma, Tuyến đường bộ BT Thái Bình, Phú Yên...

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng của sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)