.Nguyên lý từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép và vật tƣ công nghiệp (Trang 27 - 28)

a)Chính sách tái chiết khấu

Ngân hàng Trung ương (ngân hàng Nhà nước) tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế việc các ngân hàng thương mại vay tiền Ngân hàng trung ương làm cho khả năng vay của các ngân hàng thương mại giảm, tù đó làm cho mức cung tiền trong nên kinh tế giảm và cuối cùng ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. Tù đó Nhà nước có thể điều tiết được lãi suất. Các doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Ngược lại, Ngân hàng trung ương giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ khuyến khích việc ngân hàng thương mại vay tiền tại Ngân hàng trung ương, tác động làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế tăng lên. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc vay vốn ở các ngân hàng.

b)Nghiệp cụ thị trường mở

Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung tiền và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Nhà nước sẽ có thể điều tiết lãi suất tăng lên hay giảm xuống tùy từng trường hợp. Từ đó, Nhà nước có thể tác động đến doanh thu, kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

c) Quy định mức dự trữ bắt buộc

Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trục tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các Ngân hàng thương mại. Mặt khác, khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm, làm cho lãi suất cho vay

tăng, từ đó làm cho lượng cung tiền giảm, ảnh hưởng đến lãi suất thị trường và Nhà nước có thể điều tiết được lãi suất ít biến động thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm vay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình hơn, kích thích sản xuất hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép và vật tƣ công nghiệp (Trang 27 - 28)