.Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép và vật tƣ công nghiệp (Trang 43 - 45)

a)Hạn chế

Hạn chế từ phía Nhà nước: Nhà nước chưa kiểm sốt hết được tình hình hoạt

động ngân hàng dẫn đến tình trạng các ngân hàng cho vay dàn trải, không tập trung và thiếu hiệu quả. Việc điều hành lãi suất Chính phủ vẫn cịn chậm chạp, bảo thủ khơng phù hợp với tình hình thực tế. Khi điều hành lãi suất, NHNN vẫn áp đặt một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt theo cơ chế thị trường, làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự báo biến động lãi suất và có những chính sách thay đổi thích nghi với những biến động này. Những chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách kích cầu mà Chính phủ đặt ra chưa tác động tới các doanh nghiệp mà vẫn chỉ có hiệu quả nhìn chung trên văn bản hành chính. Thêm vào đó, cơ chế điều hành lãi suất thường chậm hơn so với diễn biến của nền kinh tế, khi nền kinh tế đã rơi vào tình trang khó khăn rồi thì chính phủ mới đưa ra các cơ chế điều hành để khắc phục mà chưa có biện pháp phịng ngừa và tăng cường sức khỏe cho nền kinh tế nói chung và hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển. Ngoài ra, sự kết hợp giữa NHNN với NHTM với nhau cịn lỏng lẻo, khơng thống nhất khi lãi suất các ngân hàng đưa ra là khác nhau, có khi cịn chênh lệch nhiều khơng theo sự điều tiết từ NHNN làm xáo trộn về mặt bằng lãi suất.

Hạn chế từ phía doanh nghiệp: Cơng ty chưa chủ động dự báo trước những biến

động của lãi suất mà vẫn còn phụ thuộc vào thông tin từ thị trường. Công tác phân tích và dự đốn biến động lãi suất cịn nhiều hạn chế và yếu kém, chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Về công nghệ, các thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc dự báo và phân tích chưa được đầu tư và chú trọng. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên chưa được năng động, thiếu kinh nghiệm thực tế nên khơng thể dự báo trước và kịp thời ứng phó với khó khăn khi gặp phải biến động lãi suất. Ngồi ra, giữa các phịng ban, bộ phận của công ty chưa có sự phân chia rõ ràng về cơng việc dự báo cũng như nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Cơng ty cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng như huy động từ bên ngồi. Mặt khác, chính sách kinh doanh của cơng ty chưa được hồn thiện, năng lực cạnh tranh của cơng ty cịn thấp và yếu.

b)Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Nhà nước kiểm sốt chưa thực sự hiệu quả tình

hình thực hiện các chính sách về lãi suất của các NHTM và các chính sách về lãi suất của hệ thống các ngân hàng chưa được đồng bộ thống nhất. Điều này gây ra mất cân bằng và xáo trộn mặt bằng lãi suất chung trên thị trường. Cơ chế điều hành lãi suất của Chính phủ vẫn cịn mang nhiều những áp đặt, thiếu tính linh hoạt theo tình hình kinh tế và cung cầu của thị trường. Các chính sách hỗ trợ về lãi suất, kích cầu của Chính phủ cịn chậm trễ, thiếu chủ động linh hoạt và chưa thực sự hiệu quả đối với các doanh nghiệp.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: Cơng ty cịn chủ quan chưa chú trọng cơng

tác nghiên cứu tình hình biến động của thị trường và lãi suất dẫn đến phụ thuộc và ứng phó khơng kịp, bị động khi gặp phải những khó khăn. Doanh nghiệp chưa nắm bắt chính xác mức độ và tình hình ảnh hưởng của những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các chiến lược phát triển của cơng ty chưa được hồn thiện, thị trường cạnh tranh về giá cả hợp lý, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa phát triển. Năng lực cạnh tranh của cơng ty cịn thấp, chưa tân dụng hiệu quả tối đa được những ưu điểm và lợi thế của doanh nghiệp cũng như khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Việc cạnh tranh thấp sẽ mất đi những hách hàng tiềm năng và cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.4.3. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp” em mới chỉ nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty dựa trên phân tích chủ yếu vào ảnh hưởng của lãi suất mà chưa phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố khác tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các kết luận, giải pháp cịn nhiều thiếu sót và chưa hồn thiện tổng thể tồn diện đối với cơng ty. Ngồi nhân tố ảnh hưởng lãi suất cịn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh, sản phẩm, lạm phát, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,... Em nhận thấy những vấn đề cơ bản quan trọng cần tiếp tục giải quyết như: ảnh hưởng của nguồn nhân lực, các chính sách kinh tế, lạm phát, suy thối kinh tế đến tình hình kinh doanh của cơng ty. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ

CÔNG NGHIỆP

3.1. Quan điểm, định hướng giải quyết ảnh hưởng của biến động lãi suất đếnhoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép và vật tƣ công nghiệp (Trang 43 - 45)