Nội dung và nguyên lý phân tích ảnh hưởng của TGHĐ đến hoạt kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3. Nội dung và nguyên lý phân tích ảnh hưởng của TGHĐ đến hoạt kinh doanh

1.3.1. Ảnh hưởn của TGHĐ đến chi phí sản xuất lắp ráp ơ tơ

Chi phí sản xuất lắp ráp ơ tơ bao gồm chi phí về nhân cơng, chi phí về ngun liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng sản xuất và nhập khẩu, chi phí về cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý và vận hành hoạt động sản xuất…các loại chi phí có mối quan hệ liên quan gián tiếp với TGHĐ ngoại trừ chi phí nhập khẩu bộ phận thiết bị để sản xuất lắp ráp ô tô chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động TGHĐ VND/USD nhiều nhất. Khi TGHĐ VND/USD tăng lên thì chi phí để nhập khẩu ngun liệu, máy móc bằng VND tăng lên, dẫn đến chi phí để sản xuất lắp ráp tăng lên. Ngược lại, khi tỷ giá VND/USD giảm xuống thì chi phí bỏ ra để nhập khẩu nguyên liệu và máy móc bằng VND cũng giảm xuống. TGHĐ có tác động trực tiếp tới các giao dịch trao đổi mua bán với các nước. Khơng thể khép kín vịng sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm chỉ trong phạm vi quốc gia thì sự thay đổi của tỷ giá khơng khỏi khơng tác động tới chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ quốc tế tốt không chỉ học hỏi được kinh nghiệm quản lý, mà còn được giao lưu, tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến trên thế giới, với sự phát triển của khoa học như hiện nay thì sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ sẽ ngày càng gia tăng. Việt Nam vốn là một nước chưa thể chủ động trong ngành ô tô, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đang chiếm con số cao trong số ô tơ tự sản xuất dẫn tới chi phí sản xuất lắp ráp ô tô chịu sự tác động rất lớn từ tỷ giá hối đoái. Sự thay đổi của tỷ giá VND/USD chỉ ảnh hưởng đến chi phí nhân cơng khi cơng ty trả lương tính theo USD. Nghĩa là khi tỷ giá VND/USD tăng lên làm chi chi phí về tiền lương đối với các nhân viên này cũng tăng lên và ngược lại.

Từ phân tích trên, để nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải, đề tài sẽ nghiên cứu 2 chuỗi số liệu, đó là tình hình biến động của tỷ giá và chi phí kinh doanh của cơng ty từ năm 2012 đến năm 2015. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa sự biến động của tỷ giá và chi phí và rút ra những kết luận về tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

1.3.2 Ảnh hưởn của TGHĐ đến doanh thu của hoạt kinh doanh của doanhnghiệp. nghiệp.

Doanh thu của doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô phụ thuộc chủ yếu vào giá bán, khối lượng hàng hóa được bán và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và nội địa. Mà giá bán và khối lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu lại chịu tác động của TGHĐ VND/USD.

Khi tỷ giá VND/USD tăng lên, trong khi giá bán bằng USD khơng đổi thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có doanh thu tính bằng VND tăng lên. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đưa ra chiến lược giảm giá bán bằng USD để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn khơng làm giảm doanh thu tính bằng VND. Như vậy, khi TGHD VND/USD tăng lên vừa có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà họ tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời, người tiêu dùng nước ngồi cũng mua được hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với giá rẻ hơn. Ngược lại, khi tỷ giá VND/USD giảm mà giá bán bằng USD khơng đổi thì doanh thu bằng VND của các doanh nghiệp giảm xuống. Khi đó, để có thể làm tăng doanh thu lên, thì các nhà xuất khẩu phải tăng giá bán bằng USD lên.

Mặt khác, TGHĐ còn tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Khi giá cả nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên. Khả năng cạnh tranh (về giá cả) của một loại sản phẩm của một nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngồi được xác định theo cơng thức:

Khả năng cạnh tranh =E.P0 / P

Trong đó: P0 là giá sản phẩm nước ngồi tính theo giá nước ngồi

Với P và P0 khơng đổi, khi E tăng, thì E.P0 sẽ tăng. Giá của sản phẩm nước ngoài trở nên đắt hơn tương đối so với giá của sản phẩm trong nước, giá của sản phẩm trong nước rẻ hơn tương đối so với giá của sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước, do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Ngồi ra, sự biến động của TGHĐ còn tác động đến doanh thu thông qua việc tác động đến việc thực hiện hợp đồng và lập kế hoạch kinh doanh. Giả sử khi doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất với các nhà nhập khẩu nước ngồi thanh tốn bằng USD thơng qua ngân hàng. Khi đó, các doanh nghiệp phải chuyển tiền thanh tốn bằng USD đó cho ngân hàng, nhưng để thu thập được khoản tiền bằng USD đó khơng phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Khi TGHĐ VND/USD giảm, NHNN sẽ thực hiện hạn chế bán ngoại tệ, làm cho cung về ngoại tệ khan hiếm trong khi cầu về ngoại tệ tăng lên. Chính điều đó, làm cho hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp khó khăn gây tổn thất cho các doanh nghiệp này. Mặt khác, khi các doanh nghiệp xuất khẩu bán được sản phẩm và thu ngoại tệ về, để tiếp tục hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp này phải chuyển đổi đồng ngoại tệ đó ra đồng nội tệ để chi trả lương cho cơng nhân, thanh tốn tiền cho các đối tác, trả tiền vay ngân hàng…Nhưng trong thời điểm đó, nếu TGHĐ VND/USD tăng, NHNN lại hạn chế mua ngoại tệ thì các doanh nghiệp này sẽ khó khăn trong việc bán ngoại tệ, điều này sẽ làm cho các kế hoạch kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng.

Dựa vào sự phân tích trên, cũng như phần chi phí, đề tài đưa ra 2 chuỗi số liệu về sự biến động của tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu của cơng ty từ năm 2009 đến năm 2012. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hai đại lượng này và rút ra kết luận về sự tác động của TGHĐ đến doanh thu.

1.3.3. Ảnh hưởng của TGHĐ đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra. Khi tỷ giá VND/USD tăng lên làm cho cả doanh thu và chi phí bằng VND tăng lên và ngược lại. Do đó, để biết lợi nhuận tăng hay giảm phải phụ thuộc vào mức độ tăng của doanh thu và chi phí. Nếu mức độ tăng của doanh thu lớn hơn mức độ tăng của chi phí thì lợi nhuận tăng, cịn nếu mức độ tăng của doanh thu mà thấp hơn mức độ tăng của chi phí thì lợi nhuận giảm.

Căn cứ vào sự phân tích này, đề tài sẽ đưa ra chuỗi số liệu về tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ tăng của chi phí qua các năm nghiên cứu để có thể so sánh xem tốc độ tăng của đại lượng nào lớn hơn, từ đó kết luận lợi nhuận của công ty tăng hay giảm. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra hai chuỗi số liệu về tỷ giá và lợi nhuận sau thuế để thấy được mối quan hệ giữa hai đại lượng này, từ đó đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến lợi nhuận sau thuế.

1.3.4. Các giải pháp công ty thực hiện nhằm hạn chế ảnh hưởng của biếnđộng TGHĐ đến hoạt động kinh doanh. động TGHĐ đến hoạt động kinh doanh.

Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp, cơng ty có thể sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá với hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro như:

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá:

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi cơng ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến cơng ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp. Cách này khá đơn giản và ít tốn kém chi phí khi thực hiện. Nhưng phải đảm bảo thủ tục kế tốn và cơng tác quản lý quỹ dự phịng sao cho quỹ này khơng bị lạm dụng vào việc khác.

- Thực hiện giao dịch kỳ hạn: là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định ngay tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá.

- Thực hiện giao dịch giao ngay: là giao dịch mà hai bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh tốn trong vịng hai ngày làm việc tiếp theo.

- Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: là phương pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách tiến hành song hành một lúc cả hai hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì cơng ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá tù hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu và ngược lại.

- Thường xuyên đánh giá, phân tích và xem xét về tình hình kinh tế, tiền tệ để dự đoán xu hướng biến động và đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐỐI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)