Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

3.3. Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến

của biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu của cơng ty

Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính tiền tệ như hạn chế lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách… Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá, Các cơ quan quản lý vẫn thiếu những giải pháp hữu hiệu để điều hành tỷ giá một có hiệu quả. Do vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô:

Thứ nhất, hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là thị trường quan trọng để cơ quan Nhà nước nắm được cung – cầu ngoại tệ, để từ đó đưa ra chính sách điều tiết hợp lý. Mặt khác thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp can thiệp để điều tiết thị trường ngoại hối khi cần thiết. Do đó, cần phải có các

biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thứ hai, đa dạng hóa rổ tiền tệ

Với mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc của đồng nội tệ với đồng USD thì xu hướng trong thời gian tới là phải hạ dần vị trí độc tơn của đồng USD. Như thế, sự biến động đột ngột của một đồng tiền nào đó sẽ ảnh hưởng tới đồng tiền Việt Nam ít hơn so với việc neo chặt vào một đồng tiền. Mặt khác chúng ta phải tăng cường dự trữ nhiều ngoại tệ mạnh, khơng chỉ USD. Đó có thể là đồng tiền của các quốc gia mạnh trên thế giới, có thể là đối tác thương mại lớn của nước ta. Việc đa dạng hóa rổ tiền tệ còn bao gồm sự đa dạng trong dự trữ ngoại tệ nhằm đảm bảo cho đồng tiền nước ta ít phụ thuộc vào đồng USD và khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.

Thứ ba, nâng cao vị thế của đồng tiền Việt Nam

Nâng cao sức mạnh cho đồng tiền bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hóa nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng…

Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam. Đồng tiền chuyển đổi sẽ có tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thơng nhiều đồng tiền trong một quốc gia, hiện tượng đơ la hóa trong nền kinh tế được hạn chế, việc huy động nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn.

Thứ tư, Nhà nước nên có nhiều hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Một số hình thức như: vay vốn ưu đãi, tư vấn cho doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tìm hiểu thị trường ngoại hối và lựa chọn cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Đồng thời, Nhà nước nên giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình khai thác và duy trì thị trường xuất khẩu, quan tâm đến đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa của Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và thuận lợi cho thương mại quốc tế.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng

Thường xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn, vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt.

Thứ hai, NHNN cần hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam

NHNN cần phải thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá để đưa giá trị của VND về đúng tỷ giá cân bằng, hướng tới một tỷ giá thị trường linh hoạt và là sản phẩm của quan hệ trên thị trường ngoại hối. Không nên định giá cao đồng nôi tê so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì nó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia là công cụ đắc lực cho phép NHNN điều tiết thị trường ngoại hối tránh những dao động đột ngột của tỷ giá nhưng không cản trở xu hướng phát triển chung của thị trường. NHNN cần phải xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối.

NHNN nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Hoạt động này bao gồm việc giảm dần tiến tới xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính trong kiểm sốt ngoại hối. NHNN cần đưa tỷ giá chính thức tiến gần đến tỷ giá trên thị trường tự do nhằm tránh tình trạng chênh lệch quá lớn trên hai thị trường này.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao hơn.

Chú trọng vào hồn thiện cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua ba công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là cơng cụ quan trọng nhất vì nó quyết định trực tiếp đến lượng tiền cung ứng. Vì vậy, nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó cịn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn, khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ gây ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta

tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)