Thực trạng ảnh hưởng của TGHĐ và biến động TGHĐ đến hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

2.2. Phân tích thực trạng về ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động kinh

2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của TGHĐ và biến động TGHĐ đến hoạt động kinh

a. Tác động đến chi phí sản xuất

Qua số liệu ở bảng 2.1, ta có thể thấy, chi phí của cơng ty trong giai đoạn từ 2012- 2015 biến đổi khơng đều. Chi phí sản xuất lắp ráp ơ tơ của cơng ty cổ phần ơ tơ Trường Hải nói riêng và các cơng ty sản xuất lắp ráp ơ tơ nói chung đều bao gồm các khoản sau:chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phíchi phí khác …Cơ cấu chi phí sản xuất của cơng ty được thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí của cơng ty giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: triệu đồng

Chi phí 2012 2013 2014 2015

Chi phí tài chính 618 549 447 807

Chi phí bán hàng 480 626 931 1455

Chi phí quản lý doanh nghiệp 362 445 526,9 764,91

Chi phí khác 107 78 24,86 52,447

Tổng chi phí 1567 1698 1929,76 3079,357

Nguồn: phịng tài chính kế tốn

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chịu tác động của tỷ giá, chi phí tài chính và chi phí khác khơng chịu nhiều ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Sự thay đổi của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi cùng chiều với chiều thay đổi của tỷ giá, có nghĩa là, tỷ giá tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, tỷ giá giảm thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm, cụ thể được thể hiện bằng số liệu trong bảng trên.

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện quan hệ chi phí và tỷ giá hối đoái

Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu doanh nghiệp

Sự biến đổi của chi phí phụ thuộc và tỷ giá hối đoái thực chất là do vấn đề nhập khẩu thiết bị phụ tùng, chuyển giao cơng nghệ. Khơng có một sự phát triển nào có thể khi khép kín, khi cơng nghệ thế giới đang ngày một phát triển thì đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Việt Nam, nhờ có những cơng nghệ tiên tiến hiện đại đó mà năng xuất tăng lên, chất lượng được cải thiện đáng kể, khơng chỉ có thế, khi các liên minh kinh tế hình thành và sự gia nhập của Việt Nam vào các liên kết đó đã tạo ra một thị trường thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm, với giá cả hợp lý và nhu cầu cần thiết phù hợp thì sản phẩm xe của Trường Hải là một sự lựa chọn xứng đáng, giao lưu bn bán tầm quốc tế tăng lên địi hỏi những ngun tắc buôn bán phức tạp hơn do hai bên thỏa thuận, nơi giao dịch cũng đòi hỏi khá phức tạp. Bên cạnh việc không ngừng cải thiện về chất lượng và dịch vụ, thị trường lên tầm quốc tế, Trường Hải không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, các chiến lược phát triển ngành của các nước phát triển trên thế giới.

b. Tác động đến doanh thu

Doanh thu, tỷ giá có mối quan hệ với nhau khi một nước hoạt động kinh doanh với bạn hàng quốc tế, như đã được biết thì hoạt động kinh doanh của cơng ty khơng chỉ có nội địa, vì thế sự thay đổi của tỷ giá có tác động đến doanh thu là một điều tất yếu, sự tác động đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu doanh nghiệp

Biểu đồ 5: thể hiện quan hệ giữa tỷ giá và doanh thu

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đang ngày một lớn mạnh, không chỉ ở thị trường nội địa mà cịn có tầm nhìn ra phía quốc tế, hiểu được đó là một thị trường lớn để có thể phát triển, Trường Hải khơng ngừng vươn mình ra bên ngồi. Dần trở thành một người bạn hàng đáng tin cậy trên thị trường quốc tế, xuất khẩu tăng cao, với chất lượng đảm bảo và giá thành hợp lý, Trường Hải đã tạo được vị thế tốt trên trường quốc tế, ngày càng mở rộng quy mô lớn hơn nữa so với công suất hiện tại, Trường Hải hướng cho mình một tầm cao mới, sự phát triển hơn nữa, mục tiêu vươn ra xa hơn nữa trên trường quốc tế. Không giới hạn phạm vi kinh doanh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải chịu sự tác động không nhỏ của tỷ giá, giao dịch thường xuyên không chỉ là nhập khẩu mà cịn là xuất khẩu, có thể nói đây là biện pháp nhỏ mà Trường Hải sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá.

c. Tác động đến lợi nhuận

Lợi nhuận của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cốt lõi là doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận và tỷ giá có mối quan hệ thơng qua doanh thu và chi phí.

Biểu đồ 6: biểu đồ thể hiện quan hệ giữa tỷ giá và lợi nhuận

Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu doanh nghiệp

Ta có thể xem xét sự thay đổi doanh thu và chi phí giai đoạn 2012-2015 trong bảng số liệu dưới đây, tốc độ tăng lên của doanh thu nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của chi phí, sự thay đổi của tỷ giá cùng với những chính sách điều chỉnh tỷ giá, ổn định nền kinh tế vĩ mô và sự linh hoạt của doanh nghiệp đã mang lại những giá trị to lớn, hạn chế được sự tăng lên của chi phí, đặc biệt giai đoạn 2012-2013 chi phí tăng chỉ 8,35%, một con số khả nhỏ, phù hợp với tình hình kinh tế. đến giai đoạn 2013-2014 chi phí tăng lên nhiều hơn 13,64% và đến giai đoạn 2014-2015 thì chi phí lúc này đã tăng lên hơn gấp 4 lần so với giai đoạn trước 59,57%

Bảng 2.3 : Tốc độ tăng doanh thu và chi phí 2012-2015

Đơn vị: %

Năm Tốc độ tăng doanh thu Tốc độ tăng chi phí

2013/2012 30,52 8,35

2014/2013 64,78 13,64

2015/2014 70,85 59,57

Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu doanh nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được giai đoạn từ 2012-2015 cơng ty hoạt động hiệu quả do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, doanh thu cơng ty tăng dần qua các năm từ năm 2012 -2013 là 30,52%, năm 2013-2014 là 64,78%, năm 2014-2015 doanh thu tăng lên 70,85%. Có thể nói giai đoạn từ 2013-

2014 là giai đoạn ổn định cả về lạm phát và tỷ giá hối đoái, doanh thu thời gian này tăng mạnh, tăng gấp hơn hai lần so với giai đoạn 2012-2013. Chi phí cũng tăng lên khơng ngừng, sự tăng lên của chi phí phụ thuộc nhiều yếu tố, mở rộng quy mơ, lạm phát và trong đó có cả tỷ giá hối đối, giai đoạn tăng mạnh nhất là giai đoạn 2014- 2015, tốc độ tăng của chi phí là 59,57% tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2013-2014. Lợi nhuận là kết quả của hoạt động kinh doanh sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí, doanh thu và chi phí của cơng ty cổ phần ơ tơ Trường Hải đều chịu sự tác động của tỷ giá hối đối vì thế có thể nói lợi nhuận chịu sự tác động gián tiếp của tỷ giá hối đối thơng qua sự tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí.

Đây là giai đoạn không ổn định của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái thay đổi mạnh mẽ làm cho chi phí cũng tăng lên. Theo thống kê thì hoạt động kinh doanh của công ty chịu tác động không nhỏ của sự biến động tỷ giá hối đoái, cụ thể được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.4: ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ

Đơn vị: nghìn VNĐ Năm Giá trị 2012 15425 2013 705533 2014 2185350 2015 4282250 Nguồn: phịng tài chính kế tốn

Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn từ 2012-2015 có thể nhìn thấy sự tác động khơng nhỏ của sự biến động tỷ giá đến ngành ơ tơ nói chung và cơng ty cổ phần ô tô Trường Hải nói riêng, với số lượng nhập khẩu ơ tơ ngun chiếc các loại trên các thị trường khác nhau như sau:

Bảng 2.5: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của Việt Nam từ một số thị trường chính trong 7 tháng, giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: nghìn chiêc

Năm Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan Các thị

trường khác

7T/2012 2,40 6,66 2,90 3,98

7T/2013 2,43 9,27 4,01 4,15

7T/2014 5,92 9,22 6,09 10,24

7T/2015 18,01 14,22 12,12 20,07

Nguồn: Tổng cục hải quan

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ơ tơ ngun chiếc cho Việt Nam trong 7 tháng/2015 với hơn 18 nghìn chiếc , tăng mạnh 204%; tiếp theo là Hàn Quốc:14,2 nghìn chiếc, tăng 54,3%; Thái Lan: 12,1 nghìn chiếc, tăng 99,2%; Ấn Độ: 8,5 nghìn chiếc, tăng 77,5%... so với cùng kì năm 2014

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ơ tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong 7 tháng/2015 với hơn 18 nghìn chiếc,tăng mạnh 204%; tiếp theo là Hàn Quốc: 14,2 nghìn chiếc, tăng 54,3%; Thái Lan: 12,1 nghìn chiếc, tăng 99,2%; Ấn Độ: 8,5 nghìn chiếc, tăng 77,5% ... so với cùng kỳ năm 2014.

Không chủ động được trong ngành dẫn tới chịu sự tác động lớn của biến đổi tỷ giá, cần có những biện pháp tăng cường để hạn chế nhập khẩu và chịu sự chi phối của biến động bên ngoài, đặc biệt là tỷ giá

d. Các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua.

Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu, trong thời gian vừa qua, công ty đã thực hiện một số giải pháp sau:

Sử dụng nghiệp vụ bán ngoại tệ có kỳ hạn để phịng chống rủi ro:

Khi thực hiện cơng cụ này, cơng ty có thể phịng ngừa rủi ro ngoại hối bằng cách bán kỳ hạn khoản tiền xuất khẩu sẽ thu được trong tương lai. Giải pháp này đã mang lại cho công ty một khoản thu nhập năm 2012

Tuy nhiên do trình độ của cán bộ thực hiện cơng tác dự báo tỷ giá của cơng ty cịn hạn chế, phương pháp dự báo còn chưa phù hợp, mang tính thủ cơng, chủ yếu

theo thơng tin về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đưa ra dự báo nên trong nhiều trường hợp công ty dự báo sai xu hướng biến động của TGHĐ. Điều này dẫn đến khi sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để phịng chống rủi ro, công ty cũng chịu nhiều thua lỗ năm 2014

Tiến hành hợp đồng xuất khẩu song song với hợp đồng nhập khẩu

Công ty đã đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng cách bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm chủ đạo là xe tải, cơng ty cịn sản xuất thêm xe du lịch thương mại, một số dịch vụ chuyên chở, logistic để có thể đa dạng hóa hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu và tiến hành hợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu. Bằng cách lấy lãi từ hợp đồng này để bù đắp lỗ của hợp đồng kia, rủi ro hối đối sẽ được trung hịa. Tuy nhiên, cơng ty khó có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Do vậy, giải pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể cho công ty

Trong giai đoạn 2012 – 2015, TGHĐ VND/USD ln có sự biến động, có khi tăng lên, cũng có khi giảm xuống. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 7-9 năm 2012, 2013 và 2014 có xu hướng tăng lên rồi giảm xuống, song nhìn chung tỷ giá hối đối có xu hướng đầu năm tỷ giá có xu hướng giảm, nhưng càng về cuối năm tỷ giá càng tăng mạnh. Việc Chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gây trở ngại cho chính các doanh nghiệp này khi mà nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải nhập khẩu, điều này làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Như vậy, chính sách phá giá nội tệ không phải lúc nào cũng tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)