Định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

3.1. Định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động

3.1.1. Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2015 (từ 16/12/2015 đến 30/12/2015) đạt 14,57 tỷ USD, tăng 9,2% tương ứng tăng 1,23 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2015. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đạt kim ngạch 8,62 tỷ USD, tăng 7,3% tương ứng tăng 588 triệu USD so với nửa đầu tháng 12/2015.

Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2015 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% tương ứng tăng 19,69 tỷ USD năm 2014. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đạt gần 208 tỷ USD, tăng 16,7% tương ứng tăng 29,69 tỷ USD năm 2014 và chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong kỳ 2 tháng 12/2015 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 112 triệu USD, thu hẹp mức thâm hụt thương mại hàng hóa cả nước trong năm 2015 là 3,54 tỷ USD, bằng 2,2% kim ngạch xuất khẩu.Để hỗ trợ cho xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2013 vẫn cần phải điều chỉnh tỷ giá hối đối. Vì hiện nay VND đang bị đánh giá cao hơn so với USD khoảng 20-21%. Ngoài ra, VND cũng bị đánh giá cao hơn khoảng 3-4% so với 19 đồng tiền Việt Nam đang có quan hệ thương mại. Nếu khơng điều chỉnh tỷ giá hối đối thì sẽ xảy ra một số hệ quả không mong muốn, mà trước hết là tác động xấu đến xuất khẩu. Ở chỗ, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu giảm sút do hàng Việt Nam bị tăng giá, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu kém thêm. Vì vậy, để các doanh nghiệp xuất khẩu khơng bị thiệt thịi, tỷ giá hối đối cần phải điều chỉnh ở mức tăng nhẹ, cũng là để cân bằng cho cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế, mức điều chỉnh cân nhắc trong khoảng 2 - 3%.

Hiện nay, có nhiều ý kiến về việc phá giá đồng nội tệ hoặc nới lỏng biên độ giao dịch của tỷ giá. Phá giá VND sẽ khiến nhập khẩu hàng tiêu dùng bị hạn chế, do giá đắt lên, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Còn với hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, tuy giá nhập khẩu có đắt lên, nhưng khi thành hàng xuất khẩu, thì bao giờ cũng được cộng thêm giá trị gia tăng. Do đó, phá giá VND là rất cần thiết. Cả hai biện pháp này đều nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, nhưng phân tích bản chất thì tăng trưởng bền vững xuất khẩu không thể trông chờ vào tỷ giá được. Hơn nữa, việc phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ có tác động nhiều chiều, có khi tác động ngược lại cịn lớn hơn cả mặt tích cực.

“Áp lực tăng CPI trong năm 2016 chủ yếu đến từ việc tăng giá của các mặt hàng dưới sự điều hành của Chính phủ như Điện, Nước, Y tế, Giáo dục, …. Tỉ lệ lạm phát cả năm 2016 dự báo vào khoảng 2,5%”, chuyên gia của VCBS cho biết. Đặc biệt là trong thời điểm tháng 1 và tháng 2 là thời gian Tết, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao sẽ thúc đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng.

Trong năm 2016 tình hình chung sẽ có nhiều sự khác biệt so với năm cũ. Nhưng định hướng chung là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trự ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đơ la hóa nền kinh tế...

3.1.2. Kế hoạch kinh doanh và định hướng kinh doanh của công ty

Với dấu hiệu khả quan của hoạt động kinh doanh 2015, trong đó có một số hoạt động như xây dựng khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ôt ô Chu Lai đã đưa ra kế hoạch kinh doanh của mình trong năm 2016 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 So sánh với năm 2015

1 Tổng doanh thu 55235 132,99%

2 Chi phí 3579 116,225%

Cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được đưa ra trong năm 2016, công ty cũng đưa ra các chiến lược và định hướng phát triển của mình. Cụ thể như sau:

-Về năng lực sản xuất: công ty từng bước nâng cao năng lực hiện tại của mình, mở rộng thêm một số ngành nghề kinh doanh nhằm tận dụng nguồn lực của cơng ty. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo đội ngũ cơng nhân có tay nghề và đổi mới máy móc hiện đại.

-Về thị trường xuất khẩu: hiện tại cơng ty có quan hệ với kinh doanh với 12 nước, nhưng với mục đích đưa sản phẩm của cơng ty vươn xa hơn nên công ty ln chú trọng khai thác tìm kiếm các thị trường mới, bên cạnh duy trì các thị trường cũ.

-Về mẫu mã sản phẩm: các sản phẩm may mặc của Việt Nam vẫn còn chưa phong phú về chủng loai và mẫu mã so với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Chính vì sự yếu kém này mà cơng ty đã và đang xây dựng đội ngũ các nhà thiết kế có tay nghề tốt để có thể đưa ra các sản phẩm đa dạng và phong phú hơn.

Với những nỗ lực mà cơng ty đang thực hiện, cơng ty mong muốn có thể trở thành một công ty sản xuất và lắp ráp ô tơ có danh tiếng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô trƣờng hải (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)