Đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty CP Đầu Tư Thương Mạ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty CP đầu tƣ thƣơng mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 47 - 50)

1.6.2 .Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.4. Đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty CP Đầu Tư Thương Mạ

Và Phát Triển Công Nghệ FSI

3.4.1 Thành công và nguyên nhân

3.4.1.1 Thành cơng

Thứ nhất, quy trình đào tạo nhân lực của công ty tương đối đầy đủ các bước như xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, triển khai đào tạo và đánh giá đào tạo.

Thứ hai, cơng ty cũng đã sử dụng các hình thức đào tạo cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cho nhân lực tùy theo từng nội dung đào tạo nhất định, số lượng nhân lực tham gia các khóa đào tạo đều đảm bảo quân số. Bằng phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn; luân phiên công việc, đào tạo nghề giúp cho nhân lực vừa nắm được các kiến

của các cán bộ đã có kinh nghiệm lâu năm, qua đó tăng cường vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nhân lực sẽ dễ nắm bắt kiến thức hơn, không quá xa rời thực tiễn.

Ba là, các nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo mà cơng ty áp dụng dù chưa thực sự phong phú nhưng cũng đã bám sát với yêu cầu thực tế của cơng việc, qua đó cung cấp, trau dồi cho nhân lực những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất nghề nghiệp nhằm đáp ứng công việc hiện tại và sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của họ.

3.4.1.2 Nguyên nhân

Quan trọng nhất đó là Ban giám đốc cơng ty đã nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực từ đó cơng tác đào tạo đối với nguồn nhân lực đã được quan tâm nhiều và cụ thể hơn.

Cơng ty ln trích ra khoản ngân sách thích hợp, bảo đảm kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty, là một yếu tố giúp vận hành hoạt động đào tạo nhân lực theo kế hoạch.

Sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty đến các nhân lực tham gia khóa đào tạo thơng qua các chế độ đãi ngộ khác nhau, điều này phần nào cũng đã khích lệ tinh thần học tập của nhân lực, giúp họ hăng say và gắn bó với cơng ty hơn. Phần lớn ý thức của NLĐ cũng tương đối tốt, tham gia khá nhiệt tình vào các chương trình đài tạo của cơng ty.

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Hạn chế

Thứ nhất, các phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo nhân lực mà cơng ty áp dụng chưa thực sự đa dạng, phong phú. Cơng ty mới chỉ áp dụng những hình thức và phương pháp đào tạo cơ bản và truyền thống nên dễ gây nhàm chán và thụ động cho học viên.

Thứ hai, về nội dung đào tạo: Mặc dù công ty đã tổ chức đào tạo chính trị - lý luận nhưng mới chỉ mang tính chất là thơng báo, phổ biến, đào tạo về chính trị- lý luận khơng được sự tham gia hưởng ứng của nhân viên.

Thứ ba, trong việc triển khai các chương trình đào tạo thời gian chuẩn bị tài liệu phát trước cho học viên không đúng theo quy định nên gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học viên, chất lượng đào tạo giảm.

Thứ tư, công tác đánh giá chương trình đào tạo tại cơng ty chưa được thực hiện. Đây là một trong số những thiếu sót lớn trong cơng tác đánh giá kết quả đào tạo nhân lực. Dẫn đến việc, cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra hạn chế cho cơng tác đào tạo nhân lực để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các khóa đào tạo sau.

3.4.2.2 Nguyên nhân

Một là, cơng ty có quan tâm và nắm được tầm quan trọng của đào tạo nhân lực tuy nhiên chưa thực sự hiểu sâu, hiểu rõ từng bước trong quy trình đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp.

Hai là, công ty không thường xuyên cập nhật, thay đổi các phương pháp, hình thức đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu của NLĐ, tâm lý ngại thay đổi của các cấp quản lý gây ra tình trạng người học thụ động, cảm thấy nhàm chán.

Ba là, quan điểm của nhà quản trị chưa quan tâm đến nội dung đào tạo chính trị- lý luận do đó doanh nghiệp bị hạn chế trong nội dung đào tạo này.

Bốn là, xuất phát từ tâm lý chủ quan của học viên cũng như người trong khâu chuẩn bị khóa học.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty CP đầu tƣ thƣơng mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 47 - 50)