Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty CP đầu tƣ thƣơng mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 46 - 47)

1.6.2 .Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại công ty

Công ty đánh giá kết quả đào tạo nhằm mục đích làm rõ ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về năng lực, hiệu quả công tác, triển vọng phát triển của đội ngũ nhân lực, làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với lao động được tham gia đào tạo.

Công ty FSI đã thực hiện việc đánh giá kết quả đào tạo nhân lực thông qua:

- Đánh giá kết quả học tập của học viên: Đánh giá thông qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành, kiểm tra nghiệp vụ chuyên mơn trong suốt q trình đào tạo. Nội dung bài kiểm tra chính là những kiến thức mà học viên được học. (Phụ lục 3: mẫu phiếu đánh giá kết quả học tập theo kiến thức, kỹ năng phẩm chất nghề sau đào tạo vị trí nhân viên kinh doanh). Qua phiếu điều đánh giá nhân viên sẽ biết được mình đang ở mức nào, cần bổ sung them những kiến thức hay kỹ năng gì sau chương trình đào tạo.

- Đánh giá tình hình thực hiện cơng việc sau khi đào tạo: Đánh giá thông qua

năng suất lao động, chất lượng công việc, tác phong làm việc … của học viên sau đào tạo. Nếu như đánh giá kết quả học tập của giảng viên chỉ phản ánh bề ngồi thì đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của học viên sau đào tạo phản ánh đúng thực chất kết quả của công tác đào tạo nhân lực. Công việc này sẽ được thực hiện tự cá nhân đánh giá, cấp trên, đồng nghiệp đánh giá; sau đó người quản lý sẽ là người tổng hợp lại kết quả, họ sẽ được phát những bảng đánh giá (Phụ lục 3) từ đó cho thấy được sự thay đổi của học viên trước và sau đào tạo.

(Nguồn:Phịng Hành chính- Nhân sự)

Biểu đồ 3.6. Kết quả làm việc của nhân viên sau các chương trình đào tạo

Theo kết quả điều tra, đa số NLĐ tại công ty (72%) cho rằng sau các chương trình đào tạo thì cơng việc của họ có sự chuyển biến nhất định, hiệu quả làm việc được tăng lên do được tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng tiên tiến mà họ chưa biết. Tuy nhiên do một vài nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà một số người tham gia đào tạo chưa đạt được kết quả mong muốn, thậm chí cịn có chiều hướng xấu (chỉ chiếm 2%); nguyên nhân có thể là do khả năng sư phạm, trình độ hay là do những thói quen khơng tốt của người dạy. Ngồi ra, ngun nhân có thể là do ý thức, và khả năng nhận thức của học viên.

- Đánh giá chương trình đào tạo:

Hiện nay, công tác đánh giá chương trình đào tạo tại cơng ty chưa được thực hiện. Đây là một trong số những thiếu sót lớn trong cơng tác đánh giá kết quả đào tạo nhân lực. Dẫn đến việc, cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra hạn chế cho cơng tác đào tạo nhân lực để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các khóa đào tạo sau.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty CP đầu tƣ thƣơng mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 46 - 47)