Tổng quan tình hình suy thối kinh tế ởViệt Nam những năm gầnđây

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế tới dịch vụ vận tải của công ty CP vận tải và thƣơng mại trƣờng phú (Trang 27 - 30)

4 .3Mục tiêu nghiên cứu

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

2.1.1 Tổng quan tình hình suy thối kinh tế ởViệt Nam những năm gầnđây

Hình 2.1: Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2004 - 2014

Đơn vị: %

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hình 2.1 minh họa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm kể từ năm 2004. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, trung bình giai đoạn 2012-2014 là 5,55 %, thấp hơn so với mức 2004-2008 trung bình 7,868 %. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng bình qn đã có dấu hiệu tăng trở lại cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn 2012-2014 là 5,98%.

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế khơng chỉ về đích mà cịn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng

trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mơ có được sự ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi chậm, chưa đạt được mức tăng trưởng như truowcskhi suy thoái kinh tế

Những biến động kinh tế giai đoạn vừa qua cũng được phản ánh trong bức tranh toàn cảnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500). Theo thống kê của Vietnam Report, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 tăng dần qua các năm công bố. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2009-2010 và 2011-2012, tăng trưởng tổng doanh thu có dấu hiệu giảm tốc (năm 2009-2010 là 7,8%, năm 2011-2012 là 4,3%). Sang năm 2013-2014, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 cũng dần ổn định hơn với tốc độ tăng tương ứng trung bình 15%/năm.

Hình 2.2: Biến động tổng doanh thu toàn Bảng xếp hạng VNR500 qua các năm công bố

Đơn vị: tỷ VND

Mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ.

Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Năm 2012 tăng 3,05%, năm 2013 tăng 3,83%, năm 2014 tăng 4,34%, chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nơng nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành cơng nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong đó năng suất lao động khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 4,4%. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Lạm phát và rủi ro tài chính tăng cao: Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam chứng kiến nhiều sự xáo trộn mạnh mẽ về kinh tế vĩ mô, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối thế giới. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam không chỉ suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn bộc lộ rõ những yếu kém và bất ổn. Lạm phát tăng đến mức kỷ lục trong năm 2008, đồng thời với đó là rủi ro tài chính tăng cao, tổng cầu giảm sút mạnh mẽ. Mặc dù, chính sách tài chính thắt chặt để đối phó với lạm phát cao đã được thực hiện ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra. Tiếp theo đó là các gói kích thích kinh tế được đưa ra nhằm “giải cứu” doanh nghiệp khỏi bờ vực phá sản, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm, hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nhằm kích cầu. Tuy nhiên, hệ lụy của các gói kích cầu đã khiến nền kinh tế rơi vào trạng thái tái lạm phát; thâm hụt ngân sách; thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản xáo trộn.

2.1.2 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp vận tải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế tới dịch vụ vận tải của công ty CP vận tải và thƣơng mại trƣờng phú (Trang 27 - 30)