Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công ty cổ phần dịch vụ bất động sản an (Trang 39 - 41)

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn(ROE):

2.1.2 Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Nam

Hoạt động của khu vực doanh nghiệp bộc lộ tính mùa vụ.

Do tăng trưởng suy giảm, khảo sát về chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) khu vực sản xuất vẫn được đánh giá cao. Sau khi giảm xuống còn 51,9 điểm trong tháng 1/2017, PMI Việt Nam nhanh chống phục hồi trở lại mức trên 54 điểm trong hai tháng tiếp theo. Đáng chú ý, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2015 trở lại đây. Tuy nhiên, cần chú ý rằng chỉ số PMI của Việt Nam được tính tốn dựa trên kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, việc PMI tăng cao chỉ cho thấy rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn đang đánh giá tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh, chứ chưa đủ để đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong các chỉ số thành phần, chỉ số về khối lượng sản xuất, đơn hàng và tồn kho là những chỉ số suy giảm rõ rệt nhất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tình hình đăng ký doanh nghiệp vẫn tương đối ổn định trong Quý 1. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 26.478 doanh nghiệp, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, những lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhanh như: kinh doanh bất động sản (55%), giáo dục và đào tạo (28%), tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (26,3%). Không chỉ về số lượng doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký mới trong ba nhóm lĩnh vực này cũng có tốc độ tăng đáng kể, lần lượt đạt 31,1%, 79,7% và 50,1%. Tuy số doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng ở mức thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước (11,4%), số vốn đăng ký mới trong nhóm ngành cơng nghiệp chê ́biến chê ́tạo lại có mức tăng đáng chú ý. Vốn đăng ký tại các doanh nghiệp thành lập mới trong khu vực nàý tăng 75,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước. Số doanh việc làm đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 3% (yoy), ở mức 20.636 doanh nghiệp. Vốn đăng ký trung bình đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 30,9% so với Quý 1/2016. Số việc làm tạo mới đạt 291,6 nghìn việc làm, giảm so với quý trước nhưng tăng 17,7% so với Quý 1/2016.

Sự phục hồi của kinh tế từ cuối năm 2014, đầu 2015 đã điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong năm 2016. Cùng với việc hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chịu tác động từ các yếu tố trong nước mà cịn chịu tác động từ các yếu tố bên ngồi.

Các yếu tố thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp

Trong năm 2016, các yếu tố kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát ở mức thấp, lãi suất thấp và biến động tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt đã có tác động tốt đến hoạt động của khối doanh nghiệp. Thêm vào đó, mơi trường kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ, tương đồng các nước ASEAN, khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 cùng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 cùng với việc sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở. Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 được ban hành với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, cải thiện mơi trường kinh doanh, trong đó có việc cải cách thủ tục thuế và thủ tục hải quan đã được triển khai thực hiện khá hiệu quả.

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp về tín dụng, đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.

Năm 2016, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp cũng gặp nhiều thuận lợi khi chi phí nguyên liệu đầu vào giảm, lãi suất giảm do lạm phát giảm và chi phí sản xuất giảm.

Về hội nhập kinh tế quốc tế, trong năm 2015 Việt Nam đã ký kết các hiệp định đối tác song phương và đa phương với Lào, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu, kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu.

Một số khó khăn, vướng mắc

Năm 2016, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành nông, lâm, thuỷ sản cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh do nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường như từ Thái Lan, Ấn Độ, giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu,…

Mặc dù hàng loạt các chính sách được ban hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn còn một số vướng mắc trong việc triển khai chính sách. Cụ thể: các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 được ban hành chậm; thủ tục hành chính vẫn cịn rườm rà và chưa được thực thi thống nhất trên cả nước; chi phí khơng chính thức chiếm một phần khơng nhỏ trong chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;…

Trong khi đó, việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mới chỉ mang lại

lợi ích cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp dân doanh hầu như chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia do năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công ty cổ phần dịch vụ bất động sản an (Trang 39 - 41)