Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 54 - 55)

Dương (ESCAP) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt 6,0%, tăng so với mức 5,8% của năm 2014. Mức dự báo này gần sát với mức 6,2% vừa được Chính phủ Việt Nam công bố. ESCAP cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức khi các khó khăn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn đang kiềm chế nhu cầu nội địa. Các khoản cho vay khó địi có chiều hướng tăng trong nửa đầu năm 2014, trong khi đó tăng trưởng tín dụng của năm 2014 vẫn yếu dù Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách lãi suất thấp. Tuy vậy, ESCAP cho rằng dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam vẫn nhiều hơn các yếu tố tiêu cực. Xuất khẩu tiếp tục được duy trì tốt bất chấp những gián đoạn trong sản xuất và du lịch giai đoạn giữa năm 2014 khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang triển khai kế hoạch gia tăng vai trò lớn hơn cho thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và việc cải cách các doanh nghiệp nhà

nước cũng đang được đẩy mạnh. Điều đó sẽ giúp tăng cường chất lượng đầu tư tại Việt Nam trong những năm tới.

ESCAP cũng đưa ra nhận định rằng kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 5,8% trong năm 2015, tăng nhẹ so với mức 5,4% của năm 2014 nhờ lạm phát và giá dầu mỏ giảm. Tăng trưởng tại khu vực sẽ được thúc đẩy nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế tại Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Papua New Guine, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc Điều hành ESCAP, Tiến sỹ Shamshad Akhtar, bất kể triển vọng sáng sủa đó, rất nhiều nền kinh tế đang phát triển tại khu vực phải đối mặt với những hạn chế về cấu trúc kinh tế, vốn đang kiềm chế tiềm năng tăng trưởng của họ. Tiến sỹ Akhtar cho rằng sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết vẫn là bài tốn hóc búa, do đó tăng trưởng kinh tế vẫn không tạo ra động lực tối đa cho tăng trưởng việc làm.

Theo báo cáo của ESCAP, cải cách cấu trúc tại Ấn Độ và Indonesia dự kiến sẽ giúp hai nước này đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,4% và 5,6% trong năm 2015, tăng so với mức 5,5% và 5,2% của năm 2014. Tăng trưởng tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 7,0% trong năm 2015. Kinh tế Nhật Bản cũng có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2015, tăng so với mức 0,5% của năm 2014.

6.1.3. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)