Hạn chế các cơn sốt ảo trên thị trường vàng

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 74 - 75)

2. Giải pháp

2.2.Hạn chế các cơn sốt ảo trên thị trường vàng

Cơn sốt ảo là hiện tượng cầu đột nhiên tăng mạnh nhưng không phải do sự tăng lên thật sự của nhu cầu tiêu dùng, mà do một bộ phận những người làm giá. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất ổn và biến động của thị trường vàng năm 2011 khiến cho NHNN phải can thiệp, độc quyền quản lý vàng. Những đối tượng muốn lũng đoạn thị trường sẽ có hành vi làm giá, đầu cơ gây khan hiếm cung giả tạo, đồng thời tung tin đồn khiến nhiều người đổ xô đi mua vàng, gây ra hiện tượng giá vàng trong nước tăng nhanh so với giá vàng thế giới. Khi đó, tình trạng thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do xuất hiện và nhập lậu vàng cũng gia tăng. Vì vậy, NHNN cần đưa ra các biện pháp chặt chẽ để quản lý,

69

phát hiện và xử phạt những cá nhân, tổ chức nhập lậu vàng cũng như cố ý lũng đoạn thị trường vàng. Theo nghị định số 202/2004/NĐ-CPngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, những người gây bất ổn cho thị trường sẽ bị phạt 300.000.000 đến 500.000.000 đồng. Tuy mức phạt này là khá cao nhưng vẫn chỉ là phạt về hành chính, so với mức lợi nhuận thu được khi tạo ra các cơn sốt vẫn có thể ít hơn nhiều. NHNN nên đưa hành vi lũng đoạn thị trường thành tội phạm tài chính để tăng mức răn đe. Đồng thời, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp quản lý nhập khẩu vàng.

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 74 - 75)