Thực trang quản lý thị trường vàng Việt Nam từ 2010 đến trước Nghị định

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 34 - 43)

5. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng

1.2.Thực trang quản lý thị trường vàng Việt Nam từ 2010 đến trước Nghị định

24/2012/NĐ-CP

Vấn đề nghiên cứu về thực trạng quản lý thị trường vàng sẽ đi từ hướng tổng quan về các động thái, các chính sách chủ trương của nhà nước để quản lý thị trường vàng qua 2 giai đoạn: trước khi có Nghị định 24 và sau khi có Nghị định 24. Trước những diễn biến bất ngờ của giá vàng trên thị trường trong thời gian từ 2010- 2012, các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra những quyết sách hợp lý để bình ổn thị trường vàng trong từng hoàn cảnh cụ thể.

1.2.1. Thực trạng chính sách quản lý thị trường vàng vật chất.

Trước năm 1991, ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng là một cấp, chưa tách bạch hoạt động quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng. Kể từ ngày 01/01/2000, hoạt động kinh doanh vàng được điều chỉnh bởi Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 19/12/1999. Thị trường vàng giai đoạn 2000-2010 nhìn chung được cải cách theo hướng tự do hoá đúng tinh thần của Nghị định 174/1999. Cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam đã chính thức tách bạch rõ việc quản lý vàng tiền tệ và quản lý vàng phi tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong việc quản lý đối với vàng phi tiền tệ, tập trung vào các nội dung chính: phân định rõ vàng miếng, vàng trang sức; quản lý XNK; quản lý sản xuất, gia công; quản lý kinh doanh, giao dịch. Vàng tiền tệ được quản lý chặt chẽ theo quyết định về quản lý DTNH quốc gia.

29

Theo xu hướng tự do hoá thị trường vàng, các hoạt động trên thị trường vàng diễn ra rất sôi nổi, dẫn đến sự ra đời của hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở trong và ngoài nước năm 2006.

Tuy nhiên, do những biến động ngày càng khó lường của thị trường vàng cũng những hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng đã gây ra những rủi ro cho nhà đầu tư. Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo định hướng của Nghị định 174 và chính sách huy động, cho vay vốn bằng vàng đã bộc lộ hạn chế, bất cập.

Trong bối cảnh đó, một số các chính sách quản lý được đưa ra để cải thiện tình hình được ban hành, trước khi tiến tới mốc quan trọng của sự ra đời Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Mỗi lĩnh vực cụ thể sẽ được đưa vào khuôn khổ pháp lý mới.

a. Thực trạng quản lý vàng miếng

Hoạt động quản lý việc sản xuất kinh doanh vàng miếng là một lĩnh vực khó quản lý nhất trên thị trường vàng.

Thông tư 22 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD đối với khách hàng nếu TCTD đáp ứng đủ yêu cầu về giấy phép hoạt động ngoại hối, loại vàng được cho vay, TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác,… Thông tư 22/2010/TT-NHNN: điều chỉnh huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD Thông tư 11/2011/TT- NHNN: chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD Phát sinh các nhu cầu về vàng của các TCTD để tất toán

Chuyển quan hệ đi vay và cho vay bằng vàng sang quan hệ mua bán. Hạn chế tình trạng vàng hoá.chuẩn bị cho việc ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP

30

Trước kia, các TCTD được phép chuyển đổi tối đa 30% số vốn bằng vàng sang VND, để có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh (theo quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN). Nhưng thực tế đã chứng minh, việc chuyển đổi vốn như vậy gây ra rất nhiều rủi ro trong kinh doanh cho các TCTD, do không duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. TCTD lợi dụng kẽ hở của quy định này, chuyển đổi vốn bằng vàng sang tiền rồi quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỉ giá, tình trạng vàng hoá trong nền kinh tế cũng xuất hiện. Vì lý do đó, việc ban hành Thông tư 22 đã giúp giải quyết phần nào các vấn đề nêu trên. Quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” đã chuyển sang quan quan hệ “mua,bán vàng” trong năm 2011..

Ngay sau đó, Thông tư 11/2011/TT-NHNN ra đời đã chính thức chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTDĐối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền phải tất toán chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2011.

b. Thực trạng chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.

Bảng 2.7. Các chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ có hiệu lực đến giai đoạn nghiên cứu 2010-2012

Thời gian

hiệu lực Chính sách Nội dung

1999-2012 Nghị định 174/1999/NĐ-CP

- Quy định cụ thể hơn về điều kiện được phép gia công, sản xuất, kinh doanh

vàng trang sức, mỹ nghệ. - Quy định dán nhãn, đóng dấu mã kí hiệu, đăng kí chất lượng sản phẩm vàng

trang sức mỹ nghệ.

2003-2012 Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều ở Nghị định

- Bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức,

31

174 mỹ nghệ, vàng miếng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu.

Nghị định 174/1999/NĐ-CP ra đời kèm theo Thông tư hướng dẫn 07/2000/TT- NHNN7 được áp dụng đến năm 2012 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức so với Nghị định 63/1993/NĐ-CP: DN (không có cá nhân) được phép sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, quy định cụ thể vốn pháp định,… Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai Nghị định 174 , thị trường vàng hoạt động tương đối ổn định, vai trò của vàng ngày càng giảm và việc kinh doanh vàng được coi là một hoạt động kinh doanh bình thường nên Chính Phủ đã ban hành Nghị định 64/2003/NĐ- CP để sửa đổi và bổ sung một số điều cho Nghị định 174. Trong đó, bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng.

c. Thực trạng chính sách quản lý XNK vàng.

Chính sách XNK vàng là một trong những biện pháp thường xuyên được NHNN sử dụng để can thiệp vào thị trường do Việt Nam không phải là một nước giàu tài nguyên về vàng hay có dự trữ vàng lớn. Căn cứ vào tình hình thị trường ở mỗi thời gian cụ thể mà các văn bản luật về XNK vàng được ban hành để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8. Các chính sách XNK vàng từ có hiệu lực đến giai đoạn nghiên cứu 2010-2012

Thời gian

hiệu lực Chính sách Nội dung

1999-2012 Nghị định 174/1999/NĐ-CP

- Quy định vốn pháp định tối thiểu 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam cho hoạt động XNK vàng nguyên liệu. - DN có giấy phép khai thác vàng được NHNN cho phép XK vàng nguyên liệu

- Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có khối lượng từ 3 kg trở lên phải được NHNN cho phép. Riêng DN đầu tư vốn nước ngoài không phải xin giấy phép XNK vàng từng chuyến.

32 Từ 2001 Quyết định

1165/2001/QĐ-NHNN

- Quy định hình thức vàng và khối lượng vàng được mang theo khi xuất, nhập cảnh.

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: 1kg phải khai báo với Hải quan

+ Vàng không đủ tiêu chuẩn quốc tế: trên 300g phải khai báo với Hải quan.

2003-2012

Nghị định 64/2003/NĐ- CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung

Nghị định 174/1999/NĐ-CP

- Yêu cầu vốn pháp định tối thiểu được loại bỏ khi xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng cho DN. - Các DN triển khai XNK vàng trang sức, mỹ nghệ theo giấy chứng nhận kinh doanh của DN và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành XNK, không cần thông qua sự cho phép của NHNN. - Yêu cầu về vốn pháp định và kinh doanh có lãi trong năm gần nhất được loại bỏ khi NHNN xem xét cấp phép XNK vàng nguyên liệu, vàng miếng cho các DN có đăng kí kinh doanh XNK vàng nguyên liệu, vàng miếng.

2011 Nghị định 95/2011/NĐ- CP

- Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định

202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Điều chỉnh tăng tất cả các mức phạt đối với các vi phạm về hoạt động kinh doanh vàng.

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu.

Nhìn chung, kể từ khi ban hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2003/NĐ-CP, thị trường vàng cũng ổn định hơn, thúc đẩy hoạt động XNK phát triển.

33

Doanh số XNK sản phẩm vàng mỹ nghệ đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2000-2010, Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu vàng.

Tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vẫn diễn ra tương đối phổ biến, thậm chí cả xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức cũng rất báo động. Trước tình thế như vậy, ngày 10/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Mặc dù các quy định trong Nghị định 95/2011/NĐ-CP là các biện pháp cứng rắn nhưng chỉ góp phần làm giảm bớt tình trạng buôn lậu vàng và ngoại tệ, chưa thể giải quyết triệt để được.

d. Thực trạng chính sách thuế XNK liên quan đến thị trường vàng.

Bảng 2.9. Các chính sách thuế liên quan đến thị trường vàng từ 2010-2012

Thời gian hiệu lực Chính sách Nội dung

2010-2012

Thông tư 182/2010/ TT-BTC

- Mức thuế nhập khẩu các mặt hàng vàng chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột đồng loạt áp dụng mức 0%, thay cho mức 1% trước đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010-2012

Thông tư 184/2010/ TT-BTC

- Các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lượng cao sẽ chịu thuế XK 10%

- Thuế nhập khẩu vàng chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột là 0%

Từ 6/8/2011

Thông tư 111/2011/ TT-BTC

- - Sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng: 10% cho những loại vàng thành phẩm có hàm lượng vàng từ 80% trở lên

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu.

1.2.2. Thực trạng chính sách quản lý thị trường vàng trên tài khoản

Thông tư 01/2010/TT-NHNN: chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và đóng cửa sàn vàng

Siết chặt hoạt động kinh doanh vàng (do hoạt động sàn vàng gây rủi ro cho cả nhà đầu tư và chủ sàn vàng khi giá vàng biến động khôn lường), hạn chế đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường.

34

a. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản trong nước.

Hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản trong nước (hoạt động của sàn giao dịch vàng) là hoạt động kinh doanh mới nổi từ năm 2008, ở thời điểm giá vàng có những biến động lớn. Đây là nghiệp vụ được NHNN và Vụ quản lý ngoại hối cho phép triển khai từ năm 2006. Các Ngân hàng và Công ty vàng bạc đá quý nhanh chóng triển khai nghiệp vụ này, đầu tiên phải kể đến là Ngân hàng ACB, sau đó là Eximbank, Ngân hàng Phương Nam, Sacombank,…Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Agribank,..

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, các sàn giao dịch vàng trong nước đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Vừa là do thị trường vàng biến động khó kiểm soát, nhưng điều đáng nói nhất là chưa có một cơ chế quản lý đồng bộ từ phía Nhà nước, nên mỗi sàn vàng lại đặt ra quy định giao dịch của riêng mình gây hỗn loạn trên thị trường và những bất lợi cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản dẫn đến trong năm 2009 xảy ra những tranh chấp, khiếu nại giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn, gây ra những bất ổn về kinh tế- xã hội không đáng có.

b. Chính sách quản lý kinh doanh vàng qua tài khoản nước ngoài

Việc quản lý kinh doanh vàng qua tài khoản nước ngoài được quy định ở Quyết định 03/2006/NĐ-CP kèm quyết định sửa đổi bổ sung số11/2007/QĐ-NHNN.

Kinh doanh vàng qua tài khoản nước ngoài là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Thực chất, việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài chỉ giúp các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định XNK vàng.Những hạn chế của hình thức kinh doanh này cũng được bộc lộ rõ nét. Cũng như hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước,

35

hoạt động này có độ rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới biến động mạnh và khó lường, gây nhiều biến động với thị trường vàng trong nước.Trong khi đó, các nhà đầu tư này cũng đã lập các sàn vàng giao dịch trong nước.

Như vậy, để hướng tới mục tiêu an toàn, ổn định thị trường vàng và bảo vệ nhà đầu tư, ngày 30/12/2009, Thủ tướng chính phủ đã có Thông báo 369/TB-VPCP và NHNN ban hàng Thông tư 01/2010/TT-NHNN về viêc chấm dứt hoạt động sàn giao dịch vàng tài khoản cả trong nước và nước ngoài, đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn siết chặt quản lý thị trường vàng.

1.2.3. Những hạn chế tiêu biểu của việc quản lý thị trường vàng giai đoạn 2010-2012.

 Hạn chế về pháp lý trong quản lý thị trường vàng vật chất.

Các quy định của pháp luật về chức năng quản lý trong hoạt động kinh doanh vàng không đồng nhất, còn phân tán, chưa rõ ràng, do vậy đã tạo ra nhiều kẽ hở trong quản lý, khiến hoạt động quản lý của nhà nước không phát huy hiệu quả khi thị trường biến động. Ví dụ:

Nghị định 64/2003/NĐ-CP bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng nên có nhiều DN yếu kém cũng tham gia sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Còn tồn tại một số DN sản xuất các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mẫu mã của các đơn vị có uy tín làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín cả những DN làm ăn chân chính.

Thông tư 22/2010/TT-NHNN: Các TCTD không được phép huy động và cho vay vốn bằng vàng dẫn tới việc khó huy động vàng trong dân. Như vậy, trữ lượng vàng trong dân còn rất nhiều nhưng Việt Nam vẫn luôn phải nhập khẩu vàng với một số lượng lớn.

 Vẫn khó kiểm soát tâm lý đầu cơ của một bộ phận dân cư.

Nếu như ở những năm trước 2010, nhà đầu tư mua vàng chủ yếu với mục tiêu tích trữ giá trị thì bắt đầu từ sau 2010 có những biểu hiện của việc đầu cơ hưởng chênh lệch giá Biến động giá vàng trong nước chịu tác động mang tâm lý rất cao từ nhà đầu tư (phản ứng thái quá). Bên cạnh đó, thị trường vàng trong nước vẫn bị chi phối bởi thị trường vàng thế

36

giới. Khuôn khổ pháp lý, các chính sách đặt ra cho đến thời điểm trước 2012 không còn đủ khả năng kiểm soát được thị trường vàng, dẫn đến việc NHNN sẽ cần thay đổi để quản lý thị trường vàng chặt chẽ hơn, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này, tránh những thiệt hại đáng tiếc với thị trường vàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nguy cơ nhập lậu vàng vẫn tiềm ẩn.

Do tâm lý của người dân Châu Á nói chung, người dân Việt Nam cũng có nhu cầu về vàng để tích trữ rất lớn, không ngừng gia tăng trong khi nguồn cung hạn chế (nguồn cung từ nhập khẩu). NHNN phải cấp quota liên tục cho các DN được phép kinh doanh vàng miếng

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 34 - 43)