Biến động thị trường vàng trước Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 28 - 34)

5. Vai trò của NHTW trong việc quản lý thị trường vàng

1.1.Biến động thị trường vàng trước Nghị định 24/2012/NĐ-CP

1.1.1. Thực trạng biến động thị trường vàng Việt Nam năm 2010

Biểu đồ 2.1. Diễn biến giá vàng thế giới năm 2010- Nguồn: kitco.com

Biểu đồ 2.2. Diễn biến giá vàng Việt Nam năm 2010 – Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

23

Trong những ngày đầu năm 2010, giá vàng tăng nhẹ và và cùng chiều với giá thế giới khi vượt qua mức 26,9 triệu đồng/ lượng. Đến ngày 7/1, giá vàng trong nước đạt 27 triệu đồng/ lượng, xấp xỉ với giá vàng thế giới là 1.140 USD/ounce. Đến ngày 13/1, giá vàng có xu hướng giảm còn 26,93 triệu đồng/ lượng. Trong thời gian này, giá vàng biến động với biên độ hẹp nên không hấp dẫn đầu tư dài hạn. Đến cuối tháng 1, giá vàng giảm sâu, chỉ còn 26,42 triệu đồng/lượng.

Cùng với xu hướng của tháng 1, tháng 2 giá vàng cũng tăng giảm liên tục với mức giá thấp nhất ngày 5/2 là 25 triệu đồng/lượng và cao nhất là 26,75 triệu đồng/lương vào ngày 20/2.

Tháng 3/2010 diễn ra cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp khiến cho người dân có xu hướng nắm giữ USD khiến cho giá vàng giảm. Mức giá cao nhất trung tuần tháng 3 là 26,8 triệu đồng/ lượng. Cuối tháng 3 chốt ở mức 26,12 triệu đồng/lượng.

Sang tháng 4 giá vàng lấy lại được khả quan, có dấu hiệu tăng nhẹ. Cụ thể đạt 26,13 triệu đồng/lượng, đặc biệt tăng lên mức 26,56 triệu đồng/lượng ngày 29/4.

Đầu tháng 5 giá vàng vượt mốc 28 triệu đồng/lượng ngày 12/5. Đây được coi là đợt tăng giá cao nhất của vàng trong nước kể từ tháng 12/2009. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, giá vàng chỉ còn giữ ở mức 27,72 triệu đồng/lượng.

Cuối quý II, giá vàng tăng giảm liên tục. Ngày 28/6 giá vàng ở vào khoảng 28,68 triệu đồng/lượng và chốt ở mức 28,62 triệu đồng/lượng vào ngày cuối tháng.

b. Giai đoạn 2: 6 tháng cuối năm 2010

Giá vàng những ngày đầu tháng 7 có dấu hiệu giảm nhẹ hơn nhiều so với giá vàng thế giới, đạt 27,8-27,9 triệu, giảm khoảng 800.000 đồng/lượng so với cuối tháng 6.

Tuy nhiên tới tháng 8, tháng 9 giá vàng trong nước đã có sự tăng trưởng trở lại, cùng chiều với đà tăng của giá vàng thế giới. Chốt giá tháng 8 tại 28,8 triệu đồng/ lượng và bứt phá trong tháng 9 với 31 triệu đồng/ lượng.

Sang tới quý IV, xuất hiện những đợt tăng giá và biến động mạnh, tập trung vào tháng 10 và tháng 11.Trong tháng 10, giá vàng có lúc vượt 33 triệu đồng/ lượng.Đặc biệt, vào đầu tháng 11, giá vàng lập đỉnh cao chưa từng có khi mà người dân đổ xô đi mua vàng.

24

Ngay từ 8h sáng ngày 8/11, vàng miếng SBJ đạt 36,7-37 triệu đồng/ lượng. 9h30, giá vàng tăng lên 37,7. Chỉ 1 tiếng sau giá vàng đã lên tới 38,2 triệu đồng/ lượng. Sự tăng lên đột biến của giá vàng biến động cùng chiều với sự leo thang của giá vàng thế giới. Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến giá vàng tăng cao đó là tỷ giá USD thị trường tự do tăng mạnh, chênh lệch cung cầu vàng trong nước và không loại trừ cả yếu tố đầu cơ. Cụ thể: Ở thời điểm cuối năm 2009, giá USD trên thị trường tự do hơn 19.200 đồng, đến nay đã vượt ngưỡng 21.000 đồng, tăng trên 9%. Trong tháng 11, giá USD tự do đã có thời điểm lập đỉnh ở mức gần 21.600 đồng. Cũng theo như số liệu được công bố từ Thống đống Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam chỉ nhập về 6,86 tấn vàng, nhưng xuất khẩu tới 72,87 tấn kim loại quý này. Như vậy, lượng vàng xuất siêu khỏi Việt Nam trong 3 quý đầu năm là 66,01 tấn.

Đến cuối năm, nhờ một loạt các biện pháp bình ổn của Ngân hàng Trung ương, giá vàng đã bình ổn ở mức 36 triệu đồng/ lượng.

1.1.2. Thực trạng biến động thị trường vàng Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 2.3. Diễn biến giá vàng thế giới năm 2011 - Nguồn: kitco.com

25

Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

a. Giai đoạn 1: 6 tháng đầu năm 2011

Đầu năm 2011, giá vàng vẫn dao động ở mức 36 triệu đồng/ lượng.Từ ngày 17/2, giá vàng có dấu hiệu tăng mạnh. Đến 9h sáng ngày 19/2, giá vàng đạt đỉnh ở mức 38,2 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, giá vàng giảm còn 37,85 triệu đồng/ lượng. Sự tụt giảm này là do Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Cuối tháng 2, giá vàng giảm và chốt ở mức 37,59 triệu đồng/ lượng, duy trì tương đối ổn định cho tới hết quý II năm 2011.

b. Giai đoạn 2: 6 tháng cuối năm 2011

Thời điểm giá vàng tăng cao nhất trong quý III và cả năm 2011 là vào giữa tháng 8. Ngày 9/8, giá vàng bắt đầu tăng lên 45,6 triệu đồng/ lượng và đạt đỉnh 48,45 triệu đồng/ lượng vào ngày 23/8. Chên lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến 1,2 triệu đồng/ lượng. Tính đến 17h ngày 23/8, SJC, SBJ, PNJ đã bán ra gần 18.000 lượng vàng. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, giá vàng trên thế giới đột ngột rơi tự do khiến giá vàng trong nước mất gần 4 triệu đồng/ lượng, xuống 44,8 triệu đồng/ lượng. Ngay ngày hôm sau giá vàng đổi chiều,

26

tăng lên 46,95 triệu đồng/ lượng. Chốt thán 8, giá vàng dừng lại ở mức 46,93 triệu đồng/ lượng vào ngày 31/8/2011.

Giá vàng liên tục tăng trưởng trong 3 quý đầu tiên của năm 2011, nhưng sau lại giảm đáng kể vào quý IV, đặc biệt tháng 10 và tháng 12. Giá vàng thấp nhất tháng 10 tại mức 43,1 triệu đồng/ lượng ngày 20/10 và có dấu hiệu tăng nhẹ. Ngày 3/12, giá vàng ở vào khoảng 45,27 triệu đồng/ lượng trong khi giá USD tự do giảm mạnh. Giá vàng thế giới có tốc độ tăng nhanh hơn giá vàng trong nước rất nhiều. Thị trường cuối năm khá biến động và giá vàng chỉ còn 41,8 triệu đồng/ lượng vào ngày 30/12.

1.1.3. Thực trạng biến động thị trường vàng Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012

Biểu đồ 2.5. Diễn biến giá vàng thế giới năm 2012

Nguồn: kitco.com (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

3 tháng đầu năm 2012, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với sự leo thang của giá vàng thế giới.

Những ngày đầu tiên của năm 2012, giá vàng không có nhiều biến động, chỉ quanh mức 43-44 triệu đồng/ lượng.Cho tới ngày 12/1/2012, thị trường vàng toàn cầu biến động mạnh. Lí do được cho là Trung Quốc nhập một lượng lớn vàng từ Hồng Kong để chuẩn bị cho Tết nguyên đán. Không chỉ trong tháng 1, tháng 2 giá vàng vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng do FED thông báo duy trì lãi suất thấp kỷ lục đến hết năm 2014 và có thể sẽ tung ra gói nới lỏng định lượng QE3. Tuy nhiên, sau đó, những thông tin tốt về chỉ số kinh tế vĩ mô Mỹ (thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ, sự hồi phục nền kinh tế,...), có ít khả năng FED sẽ tung ra gói cứu trợ QE3, do đó giá vàng có sự tụt giảm mạnh. Giá vàng trong nước ở vào khoảng 44,65-44,95 triệu đồng/ lượng vào ngày 4/2 và tiếp tục giảm nhẹ vài ngày sau đó. Nhưng ngay sau khi các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro thông qua gói cứ trợ 130 tỷ Euro cho Hy Lạp, ngày 22/3, giá vàng trên thị trường thế giới sàn COMEX tăng lên tới xấp xỉ 1.775. Giá vàng trong nước cùng với đó cũng tăng lên ở vào khoảng 45,03-45,13 triệu đồng/ lượng. Đặc biệt vàng xác lập mức giá cao nhất trong tháng 2 là 45,3 triệu đồng/ lượng sáng ngày 27/2/2012.

28

Sang tới tháng 3, ngay sau bài phát biểu của ông Ben Bernanke - chủ tịch FED trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, phát tín hiệu sẽ không bơm tiền vào nền kinh tế, người dân đổ xô đi bán vàng với khối lượng lớn. Giá vàng trong nước cũng chỉ còn 44,5 triệu đồng/ lượng, thấp nhất trong 5 tuần qua. Giá vàng SJC liên tục giảm trong đầu tuần tháng 3, xuống tới 44,37 triệu đồng/ lượng và sang tuần giá vàng lại có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, đạt 44,8 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên vài ngày sau đó, giá vàng lại giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn và tăng trở lại từ ngày 24/3.Giá vàng thế giới đi lên đi xuống và chốt lại ở mức 1.662,4 USD/Oz, trong khi giá vàng tại Việt Nam vãn duy trì xung quanh ngưỡng 44 triệu đồng/ lượng.

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 28 - 34)