Các chính sách của ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 67)

2. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP và động thái của Ngân

2.2.Các chính sách của ngân hàng nhà nước

Thị trường vàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế bởi những ảnh hưởng dây chuyền của nó lên các biến số khác như lạm phát, tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô... Hơn nữa, một bộ phận lớn dân cư coi vàng là phương tiện tích trữ tài sản thường chịu những tác động tâm lý khi nền kinh tế biến động.Vì vậy, quản lý thị trường vàng luôn là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm.

Trước năm 1991, hệ thống ngân hàng Việt Nam là một cấp và không có sự tách biệt giữa hoạt động quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng.Ngày 12/12/1997, Quốc hội Khóa 10 đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước số 0l/1997/QH10. Ngày 19/12/1999, Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời.Cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam đã chính thức tách bạch rõ việc quản lý vàng tiền tệ và quản lý vàng phi tiền tệ, theo đó, vàng tiền tệ được quản lý chặt chẽ theo quy định về quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, còn việc quản lý vàng phi tiền tệ lại được nới lỏng. Thị trường vàng hoạt động ngày càng sôi động.Tuy nhiên, việc nới lỏng quản lý vàng phi tiền tệ đã gây nên những tác động tiêu cực.

Đặc biệt từ năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, nhu cầu nắm giữ vàng của người dân ngày càng nhiều. Giai đoạn này, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 174, chính sách huy động, cho vay vồn bằng vàng đã bộc lộ hạn chế:

- Tình trạng các “cơn sốt vàng giả”: nhiều đối tượng có hành vi làm giá, đầu cơ gây khan hiến cung giả, đồng thời tung tin đồn gây ra các cơn sốt vàng khiến người dân đổ xô đi mua vàng. Giá vàng trong nước vì vậy tăng nhanh, cao hơn so với giá vàng thế giới. Khi có sự chênh lệch này xảy ra, thị trường xuất hiện tình trạng nhập khẩu vàng lậu; việc nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng đến tỷ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hôi Nhà nước.

43

- Tình trạng “vàng hóa”: việc cho phép các tổ chức tín dụng huy động và cho vay vốn bằng vàng và chuyển đổi vàng thành tiền theo Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN gây ra nhiều bất cập. Vàng miếng dần trở thành phương tiện thanh toán, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã đưa ra nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và thông tư hướng dẫn (số 16/2012/TT- NHNN ngày 25/5/2012) nhằm siết chặt hơn các quy định đối các hoạt động trên thị trường vàng và khắc phục những lỗ hổng pháp lý về quản lý kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng.

2.2.1. Các chính sách quản lý thị trường vàng vật chất

a. Vàng miếng

Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép sản xuất, hoặc do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

Căn cứ theo Nghị định số 24 và Thông tư hướng dẫn số 16, các quyết định về quản lý vàng miếng đươc đưa ra như sau:

 Về hoạt động sản xuất vàng miếng: Nghị định 24 khẳng định: ”Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng...” và giao cho NHNN: ”Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ”. Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định các giấy phép sản xuất vàng miếng do NHNN đã cấp trước đây hết hiệu lực từ ngày 25/5/2012 (ngày Nghị định 24 có hiệu lực).

Như vậy, Nghị định 24 đã chuyển hoạt động sản xuất vàng miếng thành hoạt động độc quyền Nhà nước.Từ đó đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn cung vàng miếng, góp phần bình ổn thị trường, đồng thời ngăn chặn việc sản xuất vàng miếng từ nguồn nguyên liệu nhập lậu.

44

 Về kinh doanh mua bán vàng miếng: Nghị định 24 quy định: “Hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”.

Theo Nghị định 24, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây: “Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”.

Đối với TCTD bao gồm, để được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng cần đáp ứng đủ 3 điều kiện: “Có vốn điều lệ từ 3000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên; Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”.

Nghị định 24 cũng quy định rõ doanh nghiệp, TCTD hoạt động kinh doanh vàng miếng có trách nhiệm: “(i) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng của doanh nghiệp, TCTD được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ; (ii) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm; (iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hoá đơn chứng từ; (iv) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng; (v) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; (vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 và các quy định pháp luật khác có liên quan”.

Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

45

Với các quy định chặt chẽ của Nghị định 24, tính đến ngày 10.1.2013, NHNN đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Cửa hàng nào không có giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ban hành năm 2011…Đồng thời, các địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng phải niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng; chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ, chất lượng, mẫu mã và thường xuyên được thanh tra, kiểm tra. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng trên thị trường dần diễn ra thông suốt, ổn định, quyền lợi hợp pháp của người dân cũng được đảm bảo và bảo vệ.

Năm 2013, Chính phủ tiếp túc ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 04/03/2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN Việt Nam và Thông tư 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn Quyết định 16. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về: Nguyên tắc mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước (khoản 3, điều 2); Phương án mua, bán vàng miếng ”... bao gồm các nội dung: Thời điểm mua, bán; Khối lượng vàng miếng mua, bán; Hình thức mua, bán; Đối tượng thực hiện mua, bán; Các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp....”(Điều 5); Hình thức thực hiện mua bán vàng miếng Điều 6) cũng như Quy trình mua bán vàng miếng (Điều 7).

Thông tư số 06/2013/TT-NHNN cũng quy định cụ thể về quá trình đấu thầu vàng. NHNN có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo giá hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển tiền đặt cọc). Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt quá khối lượng NHNN thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất. Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều đơn vị đặt mua hoặc bán thì khối lượng còn

46

lại chia đều cho tất cả. Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó NHNN bán được khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng tối đa. Giá trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó…

Ngoài ra, toàn bộ các các hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng theo quyết định 432/2000/QĐ-NHNN đều phải chấm dứt, chuyển sang quan hệ “mua, bán vàng”. NHNN đã giám sát chặt chẽ nhằm đẩy nhanh quá trình này. Đến 01/05/2011, hoạt động cho vay vốn bằng vàng đã chấm dứt; và đến ngày 25/11/2012, hoạt động huy dộng vốn bằng vàng cũng chấm dứt.Các TCTD sẽ phải tất toán trạng thái vàng trước ngày 30/12/2013.

Thực hiện các quy định mới của NHNN, ngày 28.3.2013, phiên đấu thầu giá vàng miếng đã được tổ chức. NHNN đã tung ra gói thầu 26.000 lượng vàng (gần 1 tấn vàng); tỷ lệ ký quỹ 10%. Kết quả có 2/26 đơn vị trúng thầu với 2.000 lượng vàng miếng SJC giá 43.81 triệu đồng/lượng. Số lượng trúng thầu trong phiên đầu tiên là thấp, tuy nhiên, trong các phiên đấu thầu tiếp theo, khối lượng trúng thầu đã dần tăng lên với tỷ lệ trúng thầu đạt từ 98–100%. Trong năm 2013, NHNN đã thực hiện 76 phiên đấu thầu vàng, chào bán ra thị trường tổng cộng 1.932.000 lượng và bán thành công 1.819.900 lượng, tương đương 69,9 tấn.

47

Nguồn: NDHMoney.vn

Tuy nhiên, trong số gần 70 tấn vàng này, có hơn 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua vào để tất toán trạng thái vàng, chỉ có gần 40 tấn vàng còn lại là bán ra thị trường. NHNN thông qua hình thức đấu thầu bán vàng miếng đã tăng cung vàng ra thị trường. Nhờ đó, nhu cầu vàng đã nguội dần (so với các năm trước là khoảng 80 tấn/năm). Ngân hàng nhà nước cũng thu về một nguồn lợi nhuận không nhỏ bổ sung cho ngân sách. Tính đến ngày 30/8/2013, nguồn thu từ đấu thầu vàng là hơn 6.000 tỷ đồng. Sau khi trích quỹ, khoản này được chuyển vào ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh ngân sách đang khó khăn, đây là sự bù đắp đáng kể, góp phần cân đối số giảm thu từ chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong năm 2013.

b. Vàng trang sức, mỹ nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò của vàng trang sức, mỹ nghệ ngày càng được nâng cao khi chất lượng cuộc sống đang dần tăng lên và nhu cầu về vàng trang sức trong dân ngày càng cao.Vì vậy, các quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức cũng ngày càng chặt chẽ. Theo khoản 1, điều 3, Nghị định 24: “Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật”.

48

Chương II, nghị định 24 quy định rõ ràng về hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Theo đó, điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là (Điều 5):

“1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”.

Đối với hoạt động gia công vàng: cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện (Điều 8):

“1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ”.

Như vậy, với các điều kiện trên, các tổ chức, doanh nghiệp muốn tham gia bất kì hoạt động nào từ sản xuất, gia công, kinh doanh vàng đều cần đáp ứng những yêu cầu chặt chẽ. Hơn thế nữa, doanh nghiệp sản xuât vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất. Từ những

49

quy định này, việc kiểm soát chất lượng vàng được siết chặt, tình trạng gian lận tuổi vàng cũng hạn chế, hoạt động về vàng cũng được nâng cao hiệu quả.

c. Quản lý xuất nhập khẩu vàng

Quản lý xuất nhập khẩu vàng là một biện pháp không thể thiếu để ngân hàng nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước. Từ sau Nghị định 24, việc xuất nhập khẩu vàng được siết chặt và kiểm soát một cách chặt chẽ.

Theo khoản 3, điều 4, Nghị định 24: “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”.

Đồng thời, chương 4, nghị định 24 cũng quy định chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu các loại vàng khác. Theo đó:

“Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”;

”Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm”;

“... xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước”;

“Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Ngoài ra, thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện nghị định 24 đã chỉ rõ về: quy định điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu; quy định hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và quy định thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Biến động thị trường vàng ở Việt Nam và vai trò quản lý độc quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 67)