Giải pháp từ phía nông dân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 109 - 111)

Chương 1 GIỚI THIỆU

5.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng nông hộ Thanh Bình

5.2.3. Giải pháp từ phía nông dân

Tiếp cận với nguồn vốn vay và sử dụng lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức có hiệu quả không là chuyện khó nhưng đối với nông hộ cần phải có những điều kiện nhất định sau:

Đối với hộ vay vốn thuộc diện hộ nghèo không có tài sản thế chấp. Việc tiếp cận đến nguồn tài chính chính thức chủ yếu là NH CSXH. Khi vay cần có kê hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Vạch rõ kế hoạch bắt đầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu khi sử dụng đồng vốn vay. Việc làm này sẽ giúp nông hộ tránh sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời khi quản lí nguồn vốn chặt chẽ, nông hộ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và trả nợ đúng hạn.

Đối với những hộ vay vốn có tài sản thế chấp, ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn ra còn phải giữ uy tín với NH bằng việc đóng lãi đúng hạn, tăng gia sản xuất.

Nông dân cần chủ động tham gia các tổ chức kinh tế xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, thường xuyên theo dõi các thông tin về việc cung cấp tín dụng, các thủ tục cho vay để giảm thời gian chờ đợi hơn mà vay với lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó việc gia nhập các tổ chức kinh tế xã hội giúp nông dân có thêm cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong canh tác và chăn nuôi.

Gia đình nông hộ cần tiết kiệm trong chi tiêu, tránh những khoản chi không cần thiết gây lãng phí, cần tăng cường chi tiêu cho giáo dục vì để phát triển thế hệ sau. Tiết kiệm để tích lũy phòng những trường hợp khẩn cấp như: bệnh tật, ma chay, cưới hỏi,… hạn chế đến mức tối đa việc sử sụng đồng vốn vay vào mục đích tiêu dùng mua sắm vật dụng mà không có khả năng sinh lợi.

Nói tóm lại, để tăng khả năng tiếp cận vốn vay và gia tăng lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức không chỉ là nỗ lực từ phía NH, Chính Phủ, chính quyền địa phương, hay bản thân nông dân mà là sự phối hợp hoạt động của tất cả. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và khả năng tiếp cận đến nguồn vay

được phân tích trong mô hình hồi quy probit hay hồi quy tương quan chỉ thể hiện một phần nào ý nghĩa của đề tài này. Dựa vào kết quả hồi quy, kết hợp với thực trạng hiện tại về tình hình tín dụng nông hộ ở địa bàn huyện Thanh Bình, tiến hành phân tích và tìm ra nguyên nhân của thực trạng của những thực trạng trên. Các giải pháp đề ra một phần khắc phục những tồn tại trong hoạt động tín dụng nông thôn ở huyện Thanh Bình nói riêng và cho thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam nói chung hoạt động hiệu quả hơn, góp phần ổn định đời sống kinh tế của các hộ gia đình nông dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 109 - 111)