Tình hình thu nhập các mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 81)

Chỉ tiêu tính trong năm Số quan sát (hộ)

Độ lệch chuẩn

Lượng thu nhập (1.000 đ) Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Thu nhập trước vay 30 285.631,31 37.380 5.000 100.000 Thu nhập sau vay 30 160.378,8 122.367,7 11.080 852.840

Thu nhập của những hộ không vay 20 25.898,97 37.368,5 5.950 92.160 Thu nhập chung của hộ không vay

và có vay 50 131.348 88.360 5.950 852.840

Nguồn: Dữ liệu điều tra

4.1.4. Chi tiêu và tiết kiệm

 Xét chi tiêu của hộ không vay:

Tổng chi sản xuất kinh doanh trung bình của hộ không vay 11.152.400 đồng, trong đó chi cho trồng lúa chiếm tỷ trong cao hơn cả bao gồm nhiều mục chi phí như chi lúa giống, chi phân bón, chi thuê mướn nhân công chuyên chở, gặt suốt, phun xịt,… Các khoản chi khác cho sản xuất kinh doanh như chi tiền vốn buôn bán trong năm, chi cho chăn nuôi không đáng kể.

Tổng chi tiêu dùng gồm chi sinh hoạt hằng ngày được tính theo năm cho ăn uống, chất đốt, phương tiện đi lại, chi cho giáo dục như các khoản học phí, sách vở, … trong 1 năm, các chi phí tiêu dùng khác như chi phí cho đám tiệc cưới hỏi, chi thuốc men, bệnh tật và các khoản chi khác trong năm. Theo nguồn dữ liệu điều tra thì chi tiêu dùng trung bình năm của hộ không vay là 24.534.900 đồng.

Bảng 29: Thống kê chi tiêu và tiết kiệm của nông hộ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Hộ không vay Hộ có vay Hộ có vay và hộ không vay Số quan sát Trung bình Số quan sát Trung bình Số quan sát Trung bình

Tổng chi sản xuất kinh doanh 20 11.152,40 30 60.959,83 50 41.036,86

Chi lúa giống 20 650,85 30 3.718,60 50 2.491,50

Chi con giống 20 624,00 30 5.363,00 50 3.415,40

Chi phân bón 20 4.167,00 30 21.018,33 50 14.277,80

Chi thức ăn 20 2.025,00 30 20.939,33 50 13.373,60

Chi tiền vốn buôn bán 20 300,00 30 2.456,67 50 1.594,00

Chi khác 20 1.357,50 30 510,00 50 933,75

Tổng chi tiêu dùng 20 2.453,90 30 34.845,70 50 3.072,38

Chi sinh hoạt 20 17.106,00 30 19.083,23 50 18.292,34

Chi giáo dục 20 2.800,65 30 5.391,03 50 4.354,88

Chi đám tiệc 20 2.742,50 30 4.293,33 50 3.673,00

Chi bệnh tật 20 664,00 30 1.592,00 50 1.220,80

Chi khác 20 1.221,75 30 4.486,10 50 3.180,36

Nguồn: Dữ liệu điều tra

 Xét chi tiêu hộ có vay:

Chi cho sản xuất kinh doanh của hộ có vay cao hơn hộ không vay khoảng 5 lần. Chi cho trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi sản xuất kinh doanh. Các khoản chi cho thức ăn, tiền vốn trong kinh doanh và các khoản chi khác cũng tăng hơn so với các hộ không vay vốn.

Chi cho tiêu dùng trung bình năm của hộ có vay cao hơn hộ không vay khoảng 1.000.000 đồng/năm. Trong đó các khoản chi cho sinh hoạt hằng ngày, chi cho giáo dục, chi đám tiệc và các khoản chi khác cũng tăng hơn.

 Xét chi tiêu cho hộ không vay và hộ có vay

Trung bình cho tổng số quan sát thì chi cho sản xuất kinh doanh trong năm bình quân cho mỗi hộ là 41.036.860 đồng; chi cho tiêu dùng trung bình trong năm của mỗi hộ theo tính toán là 30.721.380 đồng.

4.1.5. Tài sản của nông hộ

Bảng 30: Giá trị tài sản của nông hộ Số quan sát

(hộ)

Độ lệch chuẩn

Giá trị tài sản (1.000 đồng)

bình

50 2.355.14

0 656.760 16.250 16.800.000

Nguồn: Dữ liệu điều tra

Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh của nông hộ ngoài được đánh giá thông qua lợi nhuận còn thông qua tài sản của nông hộ.

Tài sản trung bình theo nguồn điều tra là 656.760.000 đồng, tuy nhiên do có sự chênh lệch quá lớn giữa hộ có tài sản lớn và hộ không có tài sản ít nên trung bình này chưa phản ánh đúng tình trạng mức sống của các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Đa phần các hộ có giá trị tài sản lướn thường là những hộ có diện tích đất canh tác lớn. Hiện nay giá thị trường của đất ở những nơi có vị trí thuận lợi có giá rất cao và đó chính là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự chênh lệch trong giá trị tổng tài sản của nông hộ.

4.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NƠNG HỘ HỤN THANH BÌNH-ĐỒNG THÁP

4.2.1. Mơ hình xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ và lượng vốn vay của nông hộ tại huyện Thanh Bình – Đồng Tháp.

4.2.1.1. Các mơ hình

a) Mơ hình xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng từ ng̀n tài chính chính thức của nơng hộ

Mơ hình hồi quy Probit biểu diễn mối quan hệ giữa các biến tác động đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ

YiD= 0+ 1D1+ 2D2+ 3X1+ 4X2 + 5X3+ 6X4+ 7X5+ui

Với

1 nếu có tiếp cận với nguồn tài chính chính thức YiD =

0 nếu không tiếp cận với nguồn tài chính chính thức 1 nếu chủ hộ có địa vị trong xã hội

0 nếu chủ hộ không có địa vị trong xã hội 1nếu đất ruộng có bằng đỏ

D2 =

0 nếu đất ruộng không có bằng đỏ X1 :Chi phí cho sản xuất kinh doanh X2 : Chi cho tiêu dùng

X3: Giá trị tổng tài sản X4 : Tuổi của chủ hộ X5: trình độ học vấn chủ hộ

Bảng 31: Tổng hợp biến với dấu kì vọng xem xét trong mô hình hồi quy Probit

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị Dấu kì

vọng

Vị trí trong xã hội

Diện tích đất ruộng có bằng đỏ Chi phí sản xuất kinh doanh Chi tiêu dùng

Giá trị tổng tài sản Tuổi của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ

Cochucvuchuho Cobangdo1 Tongchisxkd Tongchisinhhoat Tongtaisan Tuoichuho Hocvanchuho Có =1 Có =1 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng Tuổi Sớ lớp + + + - + + +

b) Mơ hình hời quy tương quan biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới lượng vốn vay của nông hộ

Yi= 0+ 1X1+ 2X2+ 3X3+ 4X4+ 5X5+ 6X6+ 7X7+ 8X8+ 9D1+ 10D2 +

Với :

Yi : lượng vốn xin vay của nông hộ

X1: Giá trị tài sản đem đi thế chấp tại thời điểm vay X2: Chi sản xuất kinh doanh

X3 : Chi tiêu dùng X4: Thu nhập trước vay X5: lãi suất cho vay X6: Học vấn của chủ hộ X7: Chi phí phi lãi suất X8: loại tài sản thế chấp

0 :vay tiêu dùng hoặc với mục đích khác D1=

1: vay sản xuất nông nghiệp

0: không có thân nhân làm việc ở NH D2=

1: có thân nhân làm việc ở NH.

Bảng 32: Tổng hợp biến với dấu kì vọng được xem xét mô hình hồi quy tương quan

Lãi suất

Chi phí xin vay Mục đích xin vay Loại tài sản thế chấp Giá trị tài sản thế chấp Thu nhập trước vay Chi sản xuất kinh doanh Chi tiêu dùng

Chủ hộ có quen với nhân viên NH Học vấn chủ hộ

Laisuat1 Chiphivay1 Mucdichvay1 Loaitstc1 Giatritstc1 thunhaptruocvay Tongchisxkd Tongchisinhhoat Coquenchuho hocvanchuho % 1.000 đồng Chi SXKD=1 Bằng đỏ =1 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng có quen =1 Số lớp - - + + + + + - + +

4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy Probit về việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Bình

4.2.2.1. Mô hình hồi quy

Bảng 33: Kết quả hồi quy mô hình Probit cho khả năng tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài

chính chính thức của nông hộ

Các biến

Khả năng tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài chính chính thức

Hệ số góc Giá trị P

Cochucvuchuho Cobangdo1 Tongchisxkd Tongchisinhhoat Tongtaisan Tuoichuho Hocvanchuho Constant 2,820528 1,830651 0,0000301 -0,0000417 0,000000 -0,000994 0,213132 -0,6586336 0,536 0,002 0,025 0,075 0,449 0,971 0,789 0,642 Tổng số quan sát:

Số quan sát dương: Số quan sát dự báo đúng: Phần trăm dự báo đúng: Giá trị log của hàm gần đúng:

Giá trị kiểm định của chi bình phương: Xác suất lớn hơn giá trị của chi bình phương: Hệ số xác định R2 (%):

50 30 37 86 -16,620 32,13 0,0000 50,61 Ghi chú:

 Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa là 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1

4.2.2.2. Các kiểm định cần thiết

a) Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mơ hình

Giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có mối quan hệ với nhau H1: Các biến đưa vào mô hình tương có quan hệ với nhau

Dùng kiểm định Spearman về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:

Pearson chi2(41) = 39,51 Khả năng xác suất > chi2 = 0,5369

Giá trị tra bảng 2 = 39,51 > 0,5369 (giá trị tính được)

 Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có quan hệ với

nhau. Do đó các biến đưa vào mô hình là phù hợp.

b) Kiểm định mức phù hợp của mơ hình

Mức đợ dự báo đúng của mô hình đạt 86% được trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy ước lượng các nhân tố tác động đến việc tiếp cận đến nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính chính thức phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng YiD

sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 86%.

Hệ số xác định R2 = 50,61% cho biết phần biến thiên của của việc tiếp cận tín dụng từ nguồn tài chính chính thức (YiD) được giải thích bởi 50,61% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 49,39% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.

c) Kiểm định từng tham số i đưa vào mơ hình

Giả thiết H0 : i= 0 Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến việc tiếp

cận tín dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức.

H1: i 0 Biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín

dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức.

Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiến mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ.

Theo kết quả của mô hình hồi quy trong tổng số 8 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có hệ số ước lượng khác không, 3 biến có hệ số góc khác không. Các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình.

Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác không ở mức ý nghĩa từ 10% đến 5% có 3 biến được chọn có ý nghĩa đối với mô hình là: cobangdo1 (diện tích đất ruộng đem đi thế chấp có bằng đỏ hay không), tongchisxkd (tổng chi cho sản xuất kinh doanh trong năm), và tongchisinhhoat (tổng chi sinh hoạt trong 1 năm).

4.2.2.3. Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit

a) Cobangdo1: (diện tích đất canh tác có hay không có bằng đỏ) đây là biến

giả có hệ số góc là 1,830651, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số góc của biến này có tác động tương đối lớn lên việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Khi các yếu tố khác của mô hình không đổi và giả định rằng nông hộ đều có đất canh tác thì đất canh tác của nông hộ có bằng đỏ có khả năng nhận được vốn vay gấp 1,830651% so với hộ có đất ruộng không có bằng đỏ.

Trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, nông hộ muốn vay được vốn cần phải có tài sản thế chấp. Thanh Bình là một huyện vùng sâu, trong 50 chủ hộ thì có 27 người làm ruộng có vay từ tổ chức tài chính chính thức và có tài sản thế chấp là đất ruộng. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để quyết định nông hộ có được cho vay hay không là phải xét xem nông hộ đó có đất ruộng hay không. Nếu đất ruộng của nông hộ có bằng đỏ thì được xem như nông hộ đó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện thực tế đã ủng hộ lý thuyết này.

b) Tongchisxkd: tổng chi cho sản xuất kinh doanh của nông hộ trong năm.

Đây là biến định lượng với đơn vị tính là 1,000 đồng, hệ số ước lượng của biến này là 0,0000301. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Dấu của biến trong kết quả hồi quy phù hợp với dấu kì vọng. Cố định các yếu tố khác, khi tổng chi cho sản xuất kinh doanh tăng lên 1% thì khả năng nhận được vốn vay của nông hộ tăng lên

0,0000301%. Tuy phần trăm ảnh hưởng của biến tongchisxkd lên việc có được tiếp cận vốn hay không của nông hộ là khá nhỏ nhưng do đơn vị tính của biến này tính theo đơn vị là 1.000 đồng nên biến này cũng có ảnh hưởng tương đối lên mô hình.

Thực tế cho thấy, khi nông hộ có cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhu cầu vốn hàng năm để sản xuất được cung cấp từ nguồn vốn tự có không đủ để trang trải chi phí sản xuất. Do đó xuất hiện nhu cầu vay mượn tư bên ngoài. Nhu cầu đã thúc đẩy người cần vay tìm đến người cho vay, có nhu cầu vay thì mới có người cho vay. Xét về cung thì người cho vay cũng phải xem xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng đi vay, nhu cầu đi vay phải xuất phát từ việc giải quyết chi phí cho việc sản xuất và có sinh lợi thì mới được xem là nhu cầu chính đáng góp phần làm giảm rủi ro cho người cho vay. Bản thân người đi vay nếu không có cơ sở sản xuất thì cũng không có nhu cầu vay và không dám vay. Biến tongchisxkd đưa vào mô hình góp phần ủng hộ các học thuyết về nhu cầu của con người nói chung và trong lĩnh vực tín dụng nói riêng.

c) Tongchisinhhoat: tổng chi phí cho tiêu dùng trong năm. Hệ số ước lượng

của biến này là -0,0000417, dấu của biến trong kết quả hồi quy cùng với dấu kì vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Biến có đơn vị tính là 1000 đồng. Khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi; 1% tăng lên của chi tiêu dùng trong năm của nông hộ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận đến nguồn tín dụng chính thức của nông hộ là 0,0000417%. Biến này tác động không đáng kể đến mô hình hồi quy.

Biến giải thích này mang ý nghĩa là khi chi tiêu dung của nông hộ tăng thì khả năng có được vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm. Xét theo nguồn cung, khi xem xét đối tượng để cho vay NH cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ. Khi chi tiêu ít hơn thu nhập tạo ra, người đi vay sẽ được đánh giá là có khả năng tài chính. Đây là cũng là một chỉ tiêu mà NH quan tâm để quyết định có cho vay hay không. Đối với người đi vay, chi sinh tiêu dùng trong năm bao gồm các khoản chi cho các khoản hằng ngày như ăn uống, chất đốt, nhu yếu phẩm khác và các khoản chi bất thường như đám tiệc, bệnh tật hay các trường

hợp khẩn cấp khác. Đối với chi hằng ngày thì có thể quản lý trong khuôn khổ thu nhập cho phép; song đối với các khoản chi bất thường thì không thể biết trước được và nếu những khoản chi này quá lớn mà khả năng tài chính của nông hộ không thể trang trải hết được thì xuất hiện nhu cầu vay mượn. Việc vay mượn từ bên ngoài với lãi suất cao vẫn được chấp nhận vì có thể giải quyết ngay nhu cầu vốn. Do đó, việc vay từ NH (các tổ chức tài chính chính thức) cho các trường hợp cho tiêu dùng như vậy ít được nhắc đến. Xét cả từ hai nguồn gồm nguồn cung và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 81)