Nghề chính nông hộ
Không vay Có vay
Tổng Số người Số người (%) Số người Tỷ trọng (%) Buôn bán nhỏ 1 2 0 0 1 Chăn nuôi 1 2 0 0 1 Chạy xe ôm 1 2 0 0 1 Công nhân 1 2 0 0 1 Giáo viên 0 0 1 2 1 Làm mướn 6 12 1 2 7 Làm ruộng 8 16 27 54 35 Thợ hồ 1 2 1 2 2 Y sĩ 1 2 0 0 1 Tổng cộng 20 40 30 60 50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Thống kê từ nguồn điều tra về nghề nghiệp chính và tình trạng vay vốn của nông hộ ta thấy: chủ hộ tham gia vào 09 ngành nghề là buôn bán nhỏ, chăn nuôi, chạy xe ôm, công nhân, giáo viên, làm mướn, làm ruộng, thợ hồ và y sĩ. Trong đó số hộ có nghề chính là làm ruộng là hộ có vay ngân hàng nhiều hơn cả gồm 27 hộ vay chiếm 54% trong tổng số mẫu quan sát. Trong 30 hộ vay thì các chủ hộ có nghề chính là làm mướn, chăn nuôi, thợ hồ có tỷ lệ vay ít hơn. Trong 20 hộ không vay thì chủ hộ làm mướn và làm ruộng có tỷ lệ không vay cao hơn các ngành khác.
d) Trình độ học vấn và địa vị trong xã hội của chủ hộ
Bảng 16: Trình độ học vấn của chủ hộ Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Lớp nhỏ nhất Lớp cao nhất
Học vấn chủ
hộ 50 5,50 3,29 0 Cao đẳng
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Chủ hộ có trình độ học vấn trung bình là lớp 6. Tuy nhiên trình độ học vấn này không đồng đều nhau. Các hộ có sự chênh lệch trong học vấn. Cụ thể trong 50 hộ phỏng vấn có 19 chủ hộ có trình độ học vấn chưa đến hết lớp 5, trong đó có 2 chủ hộ mù chữ. Số chủ hộ học trên lớp 5 là 21 người, có 5 chủ hộ học hết lớp 12, 01 chủ hộ có trình độ cao đẳng. Hiện nay trình độ dân trí ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Thanh Bình nói riêng còn rất thấp (tổng cục thống kê, 2007). Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp cận khoa học vào trong sản xuất và khả năng nhận thức các vấn đề kinh tế xã hội. Lĩnh vực tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức cũng vậy, phải có cách nhìn đúng đắn và nghiêm túc về nó thì mới thật sự mang lại hiệu quả, cải thiện đời sống.
Bảng 17: Tình trạng địa vị xã hội của chủ hộ
Đơn vị tính: người Số hộ không vay Số hộ có vay Tổng
Số chủ hộ không có chức vụ 19 28 47 Số chủ hộ có chức vụ 1 2 3
Tổng 20 30 50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Thống kê từ dữ liệu điều tra cho ta thấy số hộ không có chức vụ trong làng xã là 47 hộ thì vay ngân hàng là 28 hộ chiếm 56% trong tổng số quan sát. Số hộ có
chức vụ trong làng xã là 3 hộ thì có 2 hộ đã vay. Tuy số hộ có chức vụ trong làng xã ít nhưng kết quả điều tra cho ta cách nhìn một cách chủ quan về xu hướng vay vốn của các hộ có chức vụ là nhiều hơn. Thế nhưng dưới góc độ khách quan thì con số trên chưa thể hiện được xu hướng vay vốn của đối tượng nào là nhiều hơn. Mô hình hồi quy sẽ cho biết nhận xét chủ quan trên là có cơ sở hay không.
Bảng 18: Tình hình tham gia vào các tổ chức kinh tế-xã hội và có vay hay không của chủ hộ
Đơn vị tính: người Số hộ không
vay Số hộ có vay Tổng cộng
Số hộ không tham gia 16 23 39 Số hộ có tham gia 4 7 11
Tổng cộng 20 30 50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo nguồn điều tra là hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức chính quyền tại địa phương,… Trong 39 hộ được phỏng vấn không tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội thì có 16 hộ không vay từ các nguồn tài chính chính thức, 23 hộ có vay. Trong 11 hộ được phỏng vấn có tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương thì chỉ có 4 hộ là không vay, 7 hộ đã vay từ nguồn tài chính chính thức.
4.1.1.2. Thông tin về diện tích đất
Bảng 19: Thông tin về diện tích đất của hộ Loại đất Diện tích đất (1.000 m
2) Tỷ trọng (%)
Trung bình Cao nhất Thấp nhất Có bằng đỏ Không có bằng đỏ
Đất ruộng 9,24 40 0 70 30
Đất vườn 0,18 3,74 0 8 92
Đất thổ cư 0,26 3,6 0 44 56
Diện tích ao nuôi cá 0,02 1 0 4 96
Tổng diện tích đất 9,7 40,4 0,05 Tổng diện tích đất
có bằng đỏ 8,85 40,4 0
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Trong tổng diện tích đất mỗi hộ gia đình nông hộ sở hữu thì diện tích đất ruộng có bằng đỏ là nhiều nhất, chiếm 70% trong tổng diện tích đất ruộng có bằng đỏ. Đất thổ cư mà nông hộ đang sống lại đang tồn tại nhiều bức xúc của nhiều nông hộ do đã ở lâu mà thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư còn rất chậm. Diện tích ao cá có bằng đỏ chỉ có 4%. Diện tích ao cá gắn liền với đất thổ cư; do đất thổ cư chưa có bằng đỏ nên diện tích ao cá có bằng đỏ là rất ít. Tình trạng đất vườn của nông hộ cũng thế. Hiện tại diện tích đất thổ cư chưa có bằng đỏ do đa số các hộ sống trên địa bàn phỏng vấn thuộc diện hộ sống trên cụm tuyến dân cư vượt lũ, thời gian định cư đã lâu, song do khó khăn trong vấn đề thủ tục bồi thường nên chính quyền chưa kịp thời cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các hộ đang sống trên cụm tuyến dân cư này.
Nếu xét theo mức bình quân trên mỗi nông hộ thì mỗi gia đình nông hộ có 9,7 ha bao gồm đất trồng trọt, đất thổ cư, đất vườn và diện tích ao nuôi cá. Trong đó đất ruộng trung bình là 9,24 ha, diện tích đất vườn trung bình là 0,18 ha, diện tích đất thổ cư trung bình là 0,26 ha, diện tích ao cá trung bình là 0,02 ha. Trong tổng số 9,7 ha diện tích trung bình thì diện tích đất có bằng đỏ là 8,85ha chủ yếu là đất ruộng và đất thổ cư.
4.1.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Hình 7: Cơ cấu hộ vay tại các tổ chức tài chính chính thức tại huyện Thanh Bình
Trên địa bàn huyện hiện tại có 3 NH đang hoạt động đó là NH NNo&PTNT, NH CSXH và NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm trên trục lộ chính nối liền với Thành phố Cao Lãnh, nên ngoài vay vốn ở NH NNo&PTNT và NH CSXH ở tại địa bàn huyện người dân có thể đến Thành phố Cao Lãnh để vay. Có nhiều NH lớn như Vietcombank, Đông Á, Ngoại thương, Công thương, Phương Nam,… nhưng trong số đó có NH Công thương được nhiều khách hàng biết đến do đã có uy tín trong nhiều năm qua và năm trên trục lộ chính rất thuận tiện cho việc đi lại. Theo số liệu điều tra từ nông hộ tại hai xã Bình Tấn và Thị trấn Thanh Bình huyện Thanh Bình thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức là từ 4 nguồn: NH NNo&PTNT, NH CSXH, NH Công Thương và HTX tín dụng. Trong đó, vay từ NH NNo&PTNT chiếm tỷ trọng cao nhất là 70% với 21 hộ vay trên tổng số 30 hộ có vay, NH Công Thương là 20% với 6 hộ vay trong tổng số 30 hộ vay, NH CSXH có tỷ trọng hộ vay là 7% với 2 hộ vay, HTX tín dụng có tỷ trọng là 3% với 01 hộ đi vay.
b) Thống kê về mức lãi suất
Bảng 20: Thống kê lãi suất các hộ vay vốn tại các NH Nguồn vay Số hộ
vay
Lãi suất (%)
Trung bình Cao nhất Nhỏ nhất
NH NNo&PTNT NH CSXH
NH Công Thương Hợp tác xã tín dụng
21 2 6 1 1,16 0,65 1,085 1,15 1,5 0,65 1 1,15 1,03 0,65 1,15 1,15
Trong tổng số 30 hộ có vay được phỏng vấn về lãi suất khi vay, kết quả thu được là lãi suất của mỗi hộ vay tại thời điểm khác nhau thì khác nhau và lãi suất cho vay của từng NH đối với từng đối tượng khác nhau thì khác nhau. Có thể tổng hợp như sau: lãi suất của NH CSXH là mức lãi suất thấp nhất vì đối tượng vay vốn là những hộ nghèo, NH phát vay thông qua các chương trình cho vay vốn của hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn hỗ trợ sản xuất như mua con giống, cho vay dưới loại hình này vừa không có thế chấp vừa lãi suất thấp. Mức lãi suất chung trong cả hai trường hợp vay ở NH này là 0,65%. Mức lãi suất trung bình là 1,5% có nhiều người vay nhất, tập trung vay ở NH NNo&PTNT, tại các mức lãi suất khác trong khoảng 1-1,5% phân tán rải rác ở các NH tùy theo mục đích vay và lãi suất cơ bản của Nhà nước tại thời điểm vay. Theo mẫu điều tra thì lãi suất cao nhất thu được cho đối tượng vay vốn để kinh doanh. Mức lãi suất cao nhất trong các mẫu có vay là 1.5%.
c) Thống kê về thời hạn vay
Bảng 21: Thống kê thời hạn vay của nông hộ
Đơn vị tính: hộ
Thời hạn vay HTX tín dụng NH Công Thương NH NNo&PTNT NH CSXH Tổng Vay ngắn hạn 1 6 19 0 26
Vay trung và dài hạn 0 0 2 2 4
Tổng cộng 1 6 21 2 30
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Tùy theo mục đích vay mà thời hạn vay sẽ khác nhau. Theo nguồn dữ liệu thu được từ 30 hộ có vay thì có 26 hộ vay ngắn hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống). Trong đó vay từ HTX tín dụng là 1 hộ, NH Công thương 6 hộ, số hộ vay ngắn hạn từ NH NNo&PTNT là nhiều nhất: 19 hộ. Cho vay trung và dài hạn theo nguồn điều tra chiếm tỷ lệ nhỏ, các hộ vay từ NH CSXH là những hộ có thời hạn
vay dài để phục vụ cho nhu cầu ổn định tái sản xuất để giảm nghèo. NH NNo&PTNT cũng có 2 trường hợp vay trung và dài hạn.
d) Tình hình về lượng tiền vay
Đa phần các hợ được vay từ các NH thương mại như NH NNo&PTNT và NH Công thương là những hộ có tài sản cầm cố hoặc thế chấp là ruộng đất. Tùy theo nhu cầu vốn cho sản xuất mà mỗi hộ sẽ quyết định lượng tiền vay là bao nhiêu. NH sẽ xét duyệt hồ sơ và cho vay tùy theo thuộc vào giá trị tài sản của chủ hộ tại thời điểm xem xét cho vay. Theo nguồn điều tra thì có 3 nhóm chính có lượng vay khác nhau gồm: Nhóm 1: Lượng vay dưới 10 triệu đồng có 7 hộ vay trên tổng số 30 hợ có vay chiếm tỷ lệ 23,33%; Nhóm 2: là nhóm có lượng vay trong khoảng 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 18 hợ vay chiếm tỷ lệ 60%; Nhóm 3: hộ có nhu cầu vay lớn hơn 50 triệu đồng có 5 hộ xin vay.