Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 42)

Tiêu chí

Xã Bình Tấn Thị Trấn Thanh Bình

Số lượng (mẫu) Tỷ trọng (%) Số lượng (mẫu) Tỷ trọng (%) Mẫu có vay từ các nguồn tài

chính chính thức 15 30 15 30 Mẫu không vay từ các nguồn

tài chính chính thức 10 20 10 20

Tổng cộng 25 50 25 50

Nguồn: tổng hợp điều tra

 Phân tích định tính: Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay mà việc giải thích không sử dụng các số liệu thống kê và kết quả hồi quy.

 Phân tích định lượng:

 Phân tích thống kê mô tả: dùng để mô tả và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội, mục đích vay vốn, thời hạn vay, nhu cầu vay, mức độ hiệu quả khi sử dụng đồng vốn vay thông qua thu nhập và chi phí, và nhu cầu vốn của nông hộ.

 Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội.

* So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biếu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế

* So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

T = * 100% Trong đó:

- T1: sớ liệu năm trước - T2: số liệu năm sau

- T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

 Kiểm định sự giống nhau và khác nhau trong hiệu quả sử dụng vốn của hộ gia đình có vay vốn và không vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức, kiểm định sự khác biệt về kinh tế giữa những hộ gia đình có vay và không vay vốn từ nguồn tài chính chính thức. Chỉ tiêu cần kiểm định là mức sống thông qua thu nhập của nông hộ.

 Sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu như: phần mềm Exel để xử lí số liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích thống kê mô tả; phần mềm Stata để chạy hồi quy tương quan, Probit. Trong bài này phương pháp để chạy mô hình và xác định các biến sẽ được liệt kê trước. Phương pháp đơn biến

và đa biến sẽ dùng để phân tích các biến. Sau đó mô hình probit và hồi quy tương quan sẽ được dự đoán để khảo sát sự tác động của các biến độc lập lên sự tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các nông hộ đến các nguồn tài chính chính thức.

 Phương pháp sử dụng mô hình Probit và mô hình hồi quy tương quan được mô tả như sau:

Phương pháp chọn giá trị cho phép có xác suất tối đa với mô hình Probit và hồi quy tương quan sẽ được chạy để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và chắt lọc thông tin từ nguồn dữ liệu thu thập được để chọn làm biến đưa vào mô hình. Mỗi mô hình sẽ được chạy một lần.

Biến phụ thuộc được nghiên cứu trong bài này là sự tiếp cận đến nguồn vốn vay và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ. Sự tiếp cận đến tín dụng hay lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức không phải hiểu một cách đơn giản rằng nông hộ chỉ viết đơn xin được vay vốn mà phải là khả năng vay và số tiền vay trên mỗi gia đình nông hộ có yêu cầu (Nguyễn Văn Ngân, 2003).

Bước đầu tiên, để đánh giá khả năng vay của nông hộ, biến phụ thuộc như sự tiếp cận đến nguồn vốn của nông hộ thì thường được sử dụng dưới dạng biến giả. Biến giả đơn giản nhất đối với mô hình hồi quy Probit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng là biến giả dưới dạng lưỡng phân có nghĩa là chỉ nhận một trong hai giá trị là (1) hoặc (0). Với (0) mang ý nghĩa là không vay từ nguồn tài chính chính thức, (1) là có vay từ nguồn tài chính chính thức. Đối với mô hình hồi quy tương quan xác định các yếu tố tác động đến lượng vốn thì chọn biến phụ thuộc là biến điịnh lượng cho thấy lượng vay bằng số cụ thể chịu ảnh hưởng bởi các biến đưa vào mô hình. Do đó, cần phải chọn biến đưa vào mô hình sao cho phù hợp vì rất dễ có sự tương quan giữa các biến, đa cộng tuyến hay bỏ sót biến xảy ra sẽ làm cho mô hình không có ý nghĩa trong thực tế.

Bước thứ hai, sự tiếp cận đến tín dụng và lượng tiền vay sẽ được đo lường thông qua việc lần lượt chạy mô hình hồi quy Probit cho sự tiếp cận tín dụng và hồi quy tương quan cho lượng tiền vay mà nông hộ nhận được từ thị trường tài chính chính thức. Thông qua nhận xét tình hình thực tế tại địa phương tiến hành phân tích

các yếu tố tác động lên mô hình sau đó sử dụng các kiểm định cơ bản trong thống kê để kiểm tra thu nhập đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của nông hộ.

Trong bài này cả hai mô hình Probit và tương quan được dùng để nghiên cứu không chỉ để tìm ra nguyên nhân giải thích vì sao một số nông hộ quyết định vay vốn và được vay trong khi những nông hộ khác không tiếp cận được với nguồn vốn vay mà còn hiểu được lí do vì sao có những nông hộ vay ít hơn so với những nông hộ khác. Đồng thời thông qua việc giải thích kết quả mô hình hồi quy có thể tiến hành so sánh với các giả thiết và hoàn cảnh thực tế tại địa bàn nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp thích hợp cho nguồn cung cũng như nguồn cầu tín dụng ở địa phương.

 Các biến giải thích được sử dụng trong bài

Sự tiếp cận đến tín dụng của nông hộ đến nguồn tài chính chính thức có thể chịu tác động của nhiều biến giải thích như diện tích đất, số thành viên trong hộ, chi tiêu của hộ, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, địa vị xã hội của các thành viên trong gia đình, tỉ lệ người sống phụ thuộc và có giấy chứng nhận quyến sử dụng đất (giấy đỏ). Có thể có biến sẽ bị tác động bởi các biến độc lập khác. Một số biến trong bài sẽ được giải thích chi tiết như sau:

Tongtaisan là giá trị tài sản của gia đình nông hộ. Đây là biến độc lập bao

gồm giá trị của tất cả tài sản của nông hộ như: giá trị của đất đai thuộc quyền sở hữu có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc đang trong giai đoạn chờ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giá trị của vật nuôi (trâu, bò, heo, gia cầm, thủy cầm), giá trị của nhà và nền nhà đang ở, máy bơm nước, máy cày, máy xới, máy bươi, xe đạp, xe gắn máy, tivi, đầu DVD, ghe xuồng, vỏ lãi và các tài sản có giá trị khác. Gia đình nông hộ nào mà có giá trị về phần tài sản lớn thì được xem như là nông hộ giàu (mạnh về tài chính) và được đánh giá là con nợ có khả năng trả nợ nếu đi vay. Xét về phương diện cầu thì nông hộ giàu có nhiều cơ hội dầu tư hơn vào sản xuất nông nghiệp, vì họ có đất đai, có cơ sở sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn của họ cao hơn. Xét về phương diện khác thì nông hộ có giá trị tài sản lớn sẽ có đủ tiền để hoặc có đủ điều kiện để xin vay ở các nguồn tài chính chính thức

để đầu tư cho sản xuất và các hoạt động khác, họ hiếm khi phải vay mượn bên ngoài vì lãi suất cao làm giảm lợi nhuận. Đơn vị tính cho biến này là ngàn đồng.

Tongchisinhhoat là tổng cộng chi tiêu của nông hộ trong năm. Biến này bao

gồm tất cả các chi phí cho sinh hoạt hằng ngày (thức ăn, gạo, vật dụng gia đình, gas, xăng dầu,…), chi phí cho giáo dục, đám tiệc, chi thuốc men, bệnh tật và các chi phí khác. Chi tiêu càng lớn thì nhu cầu tiếp cận tín dụng càng tăng. Để trang trải cho chi tiêu, nông hộ có thể chi xài trong thu nhập của mình hoặc thiếu thì có thể đi vay mượn. Vì thế, chi tiêu được xem như là biến có quan hệ nghịch với việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Biến này có đơn vị tính là ngàn đồng.

Cobangdo1 là diện tích đất thuộc quyền sở hữu của nông hộ có bằng đỏ hay

không. Đất thuộc quyền sở hữu trong bài này bao gồm đất trồng lúa, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và diện tích đất khác. Nông hộ muốn vay vốn từ nguồn chính thức trong trường hợp có tài sản thế chấp thì diện tích đất có bằng đỏ được xem như là yếu tố tiên quyết để NH làm căn cứ quyết định xem có nên cho vay hay không. Nếu diện tích sở hữu này lớn và có giấy đỏ làm căn cứ pháp luật thì hộ vay được xem như là một khách hàng an toàn. Đất sản xuất nhiều thì nông hộ có thể sản xuất nhiều hơn và có khả năng trả nợ cũng cao hơn. Thêm vào đó, sự vỡ nợ cũng có thể sẽ giảm bớt với trách nhiệm pháp lí cao hơn đối với người đi vay, người cho vay cũng sẽ giảm bớt rủi ro và chi phí quản lí hơn. Xét về cầu tín dụng, diện tích đất lớn nói chung và có bằng đỏ nói riêng sẽ làm cho các hộ sản xuất nông nghiệp có cầu tín dụng lớn hơn.

Cochucvuchuho đây là biến giả được đưa vào mô hình nhận một trong hai

giá trị là 1 nếu chủ hộ có chức vụ trong làng xã, và ngược lại sẽ nhận giá trị bằng 0. Trong thực tế, khả năng vay vốn của hộ có chức vụ trong làng xã sẽ cao hơn những hộ không có chức vụ trong làng xã vì các lý do sau: Thứ nhất, hộ có chức vụ trong làng xã sẽ là những hộ có nguồn thông tin về tình hình vay vốn ở các tổ chức tài chính chính thức nhanh hơn so với những hộ khác và quá trình xét duyệt hồ sơ để xin vay vốn đối với các hộ này cũng dễ dàng hơn. Thứ hai, xét về lượng vốn có thể vay được thì hộ có chức vụ trong làng xã có khả năng sẽ nhận được nhiều vốn vay hơn do đã có uy tín hoặc nếu có cùng diện tích đất ruộng như những hộ gia đình

khác thì cũng có khả năng vay nhiều hơn vì có uy tín và tiếng nói nhất định trong làng xã.

Tongchisxkd: tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nông hộ trong 1 năm; đây

là biến định lượng có đơn vị tính là 1.000 đồng. Trong thực tế nông hộ có chi phí sản xuất kinh doanh cao sẽ có xu hướng muốn vay nhiều hơn hộ không có chi phí sản xuất kinh doanh. Xét về cả khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay đối với các hộ có vay thì biến này được dự đoán đều có ý nghĩa trong cả hai mô hình để xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay.

Tuoichuho: tuổi của chủ hộ. Đây là biến định lượng có đơn vị tính là tuổi.

Chủ hộ có thường có vai trò nhất định trong việc ra quyết định trong gia đình. Khi tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng của chủ hộ sẽ cao hơn do thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trách nhiệm pháp lý đối với việc vay vốn, có nhiều tài sản hơn những chủ hộ trẻ. Nghiên cứu của Lê Nhật Hạnh năm 2002 cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng khi chủ hộ cao tuổi thì sẽ có nhiều tiền chi tiêu hơn, họ không cần vay vì đã đủ tiền. Thêm vào đó, nếu chủ hộ ngoài độ tuổi lao động thì cũng có nhu cầu vay ít hơn. Vấn đề này được nghiên cứu bởi Trần Thơ Đạt năm 1998 và Vũ Thị Thanh Hà năm 2001.

Hocvanchuho: trình độ học vấn của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao

sẽ có nhiều hiểu biết về việc vay vốn và thường có người quen biết trong NH. Họ sẽ chủ động hơn trong việc vay vốn, không mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn vay hay gặp trở ngại trong việc nhận vốn vay. Trình độ học vấn sẽ thể hiện trong việc quản lí nguồn tiền vay để sản xuất đạt hiệu quả. NH sẽ tin tưởng hơn trong quyết định cung tín dụng và quy định hạn mức tín dụng cho những hộ này: sẽ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hộ này cũng được đánh giá là nông hộ có khả năng trả nợ. Đây là một biến giải thích với dấu kì vọng cùng với dấu của biến phụ thuộc trong mô hình.

Laisuat: lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính chính thức. Đây là biến

định lượng có đơn vị tính là phần trăm (%). Khi lãi suất NH cao, việc tiếp cận tín dụng của các nông hộ từ các nguồn này sẽ giảm do lợi ích mang lại và thủ tục xét

duyệt hồ sơ vay là không tương xứng. Lãi suất cao sẽ làm cho lượng tiền vay nhận được của nông hộ giảm xuống. Thêm vào đó, khi lãi suất quá cao sẽ khiến cho người vay sẽ cân nhắc để lựa chọn việc vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay vay bên ngoài. Biến lãi suất có dấu mong đợi ngược chiều với dấu của biến phụ thuộc.

Chiphivay: đây là chi phí phi lãi suất phát sinh trong quá trình đi vay của

nông hộ. Biến này là biến định lượng, đơn vị tính là 1.000 đồng. Chi phí này bao gồm các khoản chi cho đi lại, hồ sơ và cả tiền chi cho tổ trưởng tổ vay vốn nếu là vay theo tổ. Chi phí này tăng thì lượng vốn xin vay của nông hộ sẽ giảm xuống do đa phần các hộ đi vay đều là những hộ có vay NH trong thời gian dài. Chi phí này tăng kết hợp với sự khó khăn trong điều kiện vay sẽ làm cản trở việc vay vốn của nông hộ trong những lần vay tiếp theo và lượng tiền vay cũng sẽ giảm xuống. Dấu kì vọng của biến này trong mô hình ngược dấu với biến giải thích.

Thunhaptruocvay: thu nhập trước vay của những nông hộ có vay vốn. Biến

này được đưa vào mô hình xác định các yếu tố tác động đến lượng vốn vay của những hộ vay vốn với dấu kì vọng trùng với dấu của biến phụ thuộc.

Thunhaptruocvay có đơn vị tính là 1.000 đồng. Thu nhập trước vay của hộ được xem là căn cứ quan trọng của các tổ chức tài chính chính thức trong việc quyết định cho nông hộ vay hay không. Thu nhập nông hộ bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu mang tính chất thường xuyên như lương hay không thường xuyên như công việc theo mùa. Tuy nhiên thu nhập mang tính chất thường xuyên của nông hộ xem xét như là cơ sở tài chính của nông hộ trong việc trả nợ vay.

Coquenchuho: Chủ hộ có người thân (bà con) làm việc trong các tổ chức tà

chính chính thức. Biến này là biến giả nhận một trong hai giá trị là 1 nếu có quen và 0 nếu không quen biết. Khi có người thân làm việc ở NH hay các tổ chức tài chính chính thức nông hộ sẽ chủ động hơn trong việc đi đến các tổ chức cho vay, nắm thông tin vay nhanh hơn những hộ không có mối quan hệ thân thiết với các tổ chức này. Dấu của biến trong mô hình được kỳ vọng là trùng với dấu của biến phụ thuộc.

Tổng kết cuối chương

Chương này cung cấp một cách nhìn tổng quát về các bước phải làm trong việc giải quyết mục tiêu của đề tài về tín dụng nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Bình- Đồng Tháp. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, thiếu nguồn kinh phí nên việc thu thập đủ số liệu nên chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của đề tài là xây dựng mô hình để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ mà chỉ xác định các nhân tố tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay cho nông hộ huyện thanh bình đồng tháp (Trang 42)