Công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Láng Hạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn láng hạ (Trang 33 - 36)

2.2.1.Tình hình chung.

Thẩm định dự án đầu tư là một phần khơng thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay và cũng là một cơng đoạn khá phức tạp, địi hỏi kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng như sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Tất cả các số liệu đưa ra trong dự án đầu tư đều là những kết quả có thể đạt được trong tương lai.Vì thế các kết quả tính tốn đánh giá mà cán bộ tín dụng thực hiện trong quy trình thẩm định về thực chất đều là trên lý thuyết bởi khơng thể khẳng định hồn tồn các kết quả dự kiến sẽ đạt được. Tuy vậy, Đánh giá dự án theo một phương pháp khoa học sẽ thu được kết quả đáng tin cậy nhất.

Trên tinh thần đó, NHNo & PTNT Láng Hạ đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư dùa trên văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống, NHNo & PTNT Việt Nam. Về cơ bản nội dung thẩm định đối với cho vay doanh nghiệp như sau:

+ Để được vay vốn, các doanh nghiệp phải đệ trình cho ngân hàng ba bộ hồ sơ: Hồ sơ pháp lý-Hồ sơ kinh tế-Hồ sơ vay vốn.

- Hồ sơ pháp lý:

Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà có các loại giấy tờ sau:Quyết định hoặc giấy phép thành lập; Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, các giấy tờ khác theo quy định của luật pháp... Tóm lại trong hồ sơ pháp lý, doanh nghiệp phải nép đủ các giấy tờ văn bản chứng minh được tính hợp pháp hợp lệ của

bản thân doanh nghiệp và của dự án xin vay.

- Hồ sơ kinh tế:

. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ.

. Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất và kỳ gần nhất.

. Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trước liền kề.

- Hồ sơ vay vốn (áp dụng cho mỗi lần vay hoặc một hợp đồng tín dơng)

. Giấy đề nghị vay vốn

. Dù án, phương án sản xuất, kinh doanh

. Bản sao các hợp đồng mua bán, thanh tốn có liên quan tới dự án, phương án sản xuất.

+ Dùa trên cơ sở ba hồ sơ trên, các chi nhánh trong hệ thống thực hiện thẩm định theo các bước sau:

1). Thẩm định tư cách pháp lý: Kiểm tra lại tính chính xác hợp pháp của tất cả các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý trong đó đặc biệt coi trọng các yếu tố: Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, ngành nghề đăng ký kinh doanh; Thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp; Người đại diện doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng.

2). Thẩm định khả năng tài chính.

Cán bộ thẩm định dùa vào các báo cáo tài chính trong hồ sơ kinh tế và tham khảo thêm thông tin từ báo cáo hàng tồn kho, báo cáo kiểm toán nội bộ (đối với DNNN)...để thẩm định. Ngồi ra có thể tham khảo thêm từ các tài liệu khác như: Hệ thống CIC của NHNN Việt Nam, hệ thống thơng tin phịng ngõa rủi ro của NHNo & PTNT Việt Nam, các dự án, phương án cùng loại đã hoặc đang thực hiện.

Nội dung thẩm định bao gồm: . Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu. . Phân tích tình hình cơng nợ. . Phân tích hàng tồn kho.

. Phân tích doanh thu, chi phí.

Các phân tích này dùa trên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung hiện nay.

. Phân tích các chỉ tiêu hệ số tài chính:Cũng được dùa trên phân tích 4 nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như đã trình bày ở chương I.

3). Thẩm định hồ sơ dự án.

Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra sơ bộ các giấy tờ liên quan đến dự án, kiểm tra tính hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh tính hợp pháp của việc sử dụng vốn vay. Sau bước kiểm tra ban đầu, thực hiện thẩm định theo các nội dung sau:

+ Thẩm định về mặt tài chính.

. Xác định tổng vốn đầu tư: Xem xét cơ cấu vốn theo hai loại, vốn cố định và vốn lưu động.

. Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư.

. Tính tốn mức cho vay, thời hạn vay, kế hoạch trả nợ. . Xem xét các nguồn có thể dùng để trả nợ.

+ Phân tích hiệu quả dự án.

. Xác định hiệu quả kinh tế: Tính tốn các chỉ tiêu doanh thu chi phí, thuế... để xác định lợi nhuận dự kiến. Sử dụng các phương pháp NPV, phương pháp tỉ suất nội hồn IRRvà phân tích điểm hồ vốn để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

. Hiệu quả xã hội: Đánh giá những lợi Ých về mặt xã hội do dự án đem lại. Chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: Dự án có nằm trong mục tiêu ưu tiên phát triển của Nhà nước không? tạo công ăn việc làm như thế nào? Tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo khả năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới?...

+ Thẩm định một số yếu tố khác:

. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm.

. Đánh giá các nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các đầu vào khác. . Đánh giá yếu tố cơng nghệ.

4) Đánh giá và kết luận:

Tóm tắt lại tồn bộ các nội dung đã thẩm định theo những mẫu quy định sẵn, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị với người ra quyết định tín dụng về dự án đầu tư.

* * *

Trên đây là những nội dung cơ bản hướng dẫn quy trình thẩm định dự án đầu tư do HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện thẩm định bám sát theo các nội dung đó. Để đáng giá được thực trạng công tác thẩm định của chi nhánh, ta hãy xem xét việc thẩm định một dự án cụ thể. Đó là dự án đầu tư tăng năng lực sản xuất của Công ty TNHH Quảng An I.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn láng hạ (Trang 33 - 36)