Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Láng Hạ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn láng hạ (Trang 45 - 48)

- Cán bộ tín dụng khơng sử dụng phương pháp phân tich độ nhạy để thẩm định dự án Có thể thấy doanh nghiệp dự kiến mức công suất thực

2.2.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Láng Hạ.

nữa.

Tóm lại , việc thẩm định dự án đầu tư tăng năng lực sản xuất của công ty TNHH Quảng An I đã bộc lé nhiều mặt , cả về ưu điểm , khuyết điểm ,cả về khó khăn thuận lợi, cả về nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nó đã một phần nào đó thể hiện thực trạng cơng tác thẩm định nói chung tại NHNo&PTNT Láng Hạ.

2.2.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo &PTNT Láng Hạ. PTNT Láng Hạ.

+ Những mặt được

- Cơng tác thẩm định được tiến hành theo quy trình khá chặt chẽ và hợp lý. Cán bộ tín dụng dùa trên văn bản hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các thủ tục từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định . Với những dự án đầu tư lớn, sau khi cán bộ tín dụng thẩm định trình lên ban giám đốc, sẽ được thực hiện tái thẩm định toàn bộ nội dung trước khi ra quyết định.

- Công tác thẩm định đạt được yêu cầu về tính kịp thời:Các dự án mà Ngân hàng tiếp nhận đã được cán bộ thẩm định hồn thành việc phân tích đúng thời hạn, đảm bảo nhanh chóng trả lời doanh nghiệp, không để lỡ cơ hội đầu tư của họ.

-Về nội dung: Cơng tác thẩm định địi hỏi phải tiến hành trên nhiều nội dung và giữa các nội dung lại có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Ngân hàng đã quan tâm tới vấn đề này thể hiện qua việc các báo cáo thẩm định đều đi sâu vào từng nội dung, đặc biệt là nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án đầu tư. Các nội dung phân tích đã bao quát khá đầy

đủ các khía cạnh có ảnh hưởng tới doanh nghiệp và dự án. Trong nội dung thẩm định, luôn luôn quán triệt nguyên tắc: Đánh giá dùa trên quan điểm của người cho vay, do đó thường đặc biệt chú trọng vào khả năng tài chính, mức độ sinh lời, nguồn và khả năng trả nợ.

-Về phương pháp thẩm định: Đã sử dông các phương pháp cần thiết như phương pháp tỉ lệ, phương pháp cân đối, so sánh.v.v...để đánh giá dự án.

+ Những mặt tồn tại.

Bên cạnh một số ưu điểm nêu trên, công tác thẩm định tại NHNo & PTNT Láng Hạ vẫn còn một số hạn chế sau:

-Về công tác thu nhập thông tin: thông tin là yếu tố cơ bản để tiến hành thẩm định dự án. Tuy nhiên ở chi nhánh Láng Hạ, công tác này chưa được thực hiện thật tốt. Cán bộ tín dụng chủ yếu vẫn dùa trên các nguồn do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn do ngân hàng điều tra thường mới chỉ dừng lại ở việc xem xét doanh nghiệp và tìm trong sổ sách giao dịch hoặc ở trung tâm CIC của NHNN, trung tâm thông tin rủi ro tín dụng của NHNo & PTNTViệt Nam. Do đó nguồn thơng tin về các nội dung như thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, tác động môi trường là thiếu hụt. Chính vì thế, mặc dù nội dung thẩm định thị trường có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong mơi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, nhưng trên thực tế việc đánh giá nó hoặc là cịn mang tính hình thức, hoặc là cịn thiếu cơ sở tin cậy. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, đây là khó khăn chung của nhiều ngân hàng bởi việc tiếp cận thơng tin đó đơi khi rất tốn thời gian, khơng phù hợp với yêu cầu về thời hạn thẩm định, mặt khác có những thị trường mà cán bộ tín dụng khơng đủ kiến thức đánh giá do không phải ngành chuyên môn.

-Về kỹ thuật thẩm định: Do thực hiện dùa trên văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, trong thẩm định tài chính dự án, chi nhánh vẫn chưa coi trọng đánh giá luồng lưu chuyển tiền tệ. Luồng tiền ra, vào và luồng tiền rịng là những thơng tin chính xác nhất đánh giá tình hình tài chính và năng lực thanh khoản. Có những doanh nghiệp, những dự án hồn tồn là có lãi (theo phương pháp tính tốn kế tốn) nhưng chúng có thể có những thời điểm khơng đủ khả năng đáp ứng u cầu dịng tiền ra và có thể dẫn tới mất khả năng thanh tốn, dẫn tới phá sản. Vì thế, việc đệ trình các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các dự kiến luồng tiền của dự án nên là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp vay vốn.

- Trong phân tích tài chính, một nội dung rất có ý nghĩa là phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy chính là phương pháp đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra. Những biến động bất lợi, cái mà có thể dẫn tới thay đổi lớn của các số liệu tài chính, có thể biến một dự án tốt thành dự án tồi tệ, có thể đẩy kế hoạch trả nợ vào sự phá sản, cần được quả lý và đưa vào đánh giá. Tuy nhiên chi nhánh Láng Hạ chưa thực hiện đầy đủ kỹ thuật này, đặc biệt với những dự án không lớn lắm. Thẩm định dự án vay vốn của công ty Quảng An I như trên là một ví vụ cụ thể.

- Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại trong đánh giá dự án như phương pháp NPV, tỉ suất nội hoàn IRR, thời hạn hoàn vốn chiết khấu... là cách thức đưa ra câu trả lời chính xác về tình hình thực của dự án. Chi nhánh Láng Hạ chưa áp dụng đầy đủ phương pháp này vào tất cả các dự án, vẫn dùa vào các số liệu chưa xét đến giá trị thời gian.Vì thế có những đánh giá chưa được xác thực.

- Trong đánh giá các chỉ tiêu tài chính, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, thiếu cơ sở do khơng có các định mức để so sánh. Với những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm thì cịn có thể đem so sánh, đối chiếu với những dự án khác mà đánh giá được là tốt hay xấu, độ tin cậy có thể chấp nhận được. Nhưng với những cán bộ Ýt kinh nghiệm thì đây là vấn đề rất khó khăn và đơi khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết định đầu tư.

- Trong phân tích dự án, mặc dù phải đứng trên góc độ của người cho vay để đánh giá nhưng chi nhánh nhiều khi quá quan tâm tới vấn đề thu nợ, đánh giá cao khả năng hoàn vốn nhanh, yêu cầu doanh nghiệp phải trả nợ trong thời gian ngắn nhất có thể . Song cần có quan điểm phải giúp đỡ tích cực doanh nghiệp vì hiệu quả kinh doanh của họ chính là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Việc bắt họ huy động mức cao nhất để trả nợ thì bất cứ sự biến động bất lợi nào tới dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch trả nợ. Cũng vì đứng trên góc độ người cho vay, ở một số dự án, chi nhánh mới chỉ thực hiện thẩm định ở các năm mà chủ dự án còn nghĩa vụ nợ, những năm sau khi trả xong nợ lại khơng được thẩm định kỹ càng.

- Có những hạn chế trong việc thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án cũng như đánh giá tài sản thế chấp. Với những dự án có liên quan tới xây dựng và lắp đặt máy móc, cán bộ thẩm định phải sử dụng kết quả của các đơn vị chun mơn hoặc cơ quan dịch vụ tư vấn. Phí cho dịch vụ này do

người vay trả. Như vậy luồng thơng tin này có thể sẽ khơng được chính xác, nếu có sự ràng bụơc nào đó giữa người vay và người đánh giá hoặc sự hạn chế khoản phí này. Tương tự với việc đánh giá tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, cán bộ tín dụng rất khó biết được mức khấu hao thực tế là bao nhiêu, hao mịn vơ hình như thế nào, giá trị thị trường hiện tại của chúng, và đôi khi không đánh giá kế hoạch sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Điều này dẫn tới đánh giá sai tính khả thi về mặt kỹ thuật, định giá tài sản thế chấp quá cao so với thực tế, đẫn đến cho vay quá tỉ lệ an toàn. Tuy nhiên hạn chế này là điểm chung mà rất nhiều ngân hàng gặp phải bởi hiện nay ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào xây dựng được đội ngị chun mơn hoá ở các lĩnh vực kỹ thuật. Vì thế việc cán bộ thẩm định phải làm những cơng việc này đang là khó khăn chung.

Tóm lại : Cơng tác thẩm định dự án là công việc rất phức tạp và ngày

càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn theo sự phức tạp của các hoạt động kinh tế. Những gì đã đạt được tại chi nhánh Láng Hạ là đáng ghi nhận, nhưng cũng cần nhìn nhận thực tế rằng vẫn cịn nhiều hạn chế trong công tác này. Đánh giá một cách khách quan những yếu điểm này và tìm biện pháp khắc phục là vấn đề rất có ý nghĩa cho q trình đưa chi nhánh tiến lên vững vàng, an toàn và lành mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn láng hạ (Trang 45 - 48)