Vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp và không đồng đều. Vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung trong khi năng lực sản xuất lại tập trung phần lớn ở miền Nam.

Tổng diện tích vùng nguyên liệu (bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống đồi núi trọc) của Việt Nam là 1.548 ngàn ha và tập trung chủ yếu ở Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay khả năng cung cấp của rừng hiện tại trên thực tế còn khá thấp do phần lớn các địa phương chưa tận dụng được hết diện tích đất trống đồi núi trọc. Diện tích đất phù hợp chiếm dưới 70% tổng diện tích vùng nguyên liệu của các khu vực. Trong đó, khả năng cung ứng so với tổng nhu cầu hiện tại là không đồng đều và ở mức thấp. Tỉnh Hịa Bình hiện đang là nơi có khả năng cung ứng tốt nhất (72% nhu cầu khảo sát), xếp thứ 2 là Thanh Hóa (70,1%), các tỉnh thành phố cịn lại khả năng cung ứng thấp hơn chỉ từ 2-63,5% và không đồng đều.

Theo qui hoạch, vùng nguyên liệu cho ngành giấy tập trung phát triển ở 6 vùng bao gồm: Trung tâm Bắc Bộ, Thanh Hóa, Duyên Hải Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích rừng 763 ngàn ha. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho tổng cơng suất tồn ngành là 1.536 ngàn tấn/năm với 2 vùng nguyên liệu chính là Trung tâm Bắc Bộ và Duyên Hải Trung Bộ. Một điểm đáng lưu ý là: trong khi vùng nguyên liệu đều tập trung ở miền Bắc và miền Trung thì năng lực sản xuất giấy tập trung lớn nhất ở miền Nam. Do vậy, các nhà máy sản xuất bột từ nguyên liệu nguyên thủy tại miền Nam hiện nay đang gặp vấn đề về nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất bột từ giấy phế liệu. Các

nhà máy giấy tại miền Nam còng phải nhập khẩu bột giấy với số lượng lớn do ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương mại.

2.2.2.2.Trình độ cơng nghệ, cơng suất và thiết bị sản xuất của ngành giấy

Việt Nam

Nhìn chung ngành giấy Việt Nam có trình độ cơng nghệ rất lạc hậu so với các nước khu vực ASEAN và thế giới. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp sản xuât bột giấy chính là phương pháp sử dụng hóa chất, phương pháp cơ-lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các phương pháp sử dụng nhiều hóa chất, năng lượng tạo ra sản phẩm sản xuất giấy in báo, sản phẩm khơng địi hỏi chất lượng cao... Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ sulfat tẩy trắng, cơng nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ và phương pháp xút khơng thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo phương pháp kiềm lạnh - đều là công nghệ lạc hậu và dẫn tới các vấn đề về môi trường.

Theo số liệu thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng chỉ có khoảng gần 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn mơi trường cho phép, cịn hầu hết các nhà máy đều khơng có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu nên gây ra các vấn đề về môi trường trầm trọng. Theo thống kê nước thải ở các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam có độ pH trung bình 9-11, chỉ số nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ơxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước thải có chứa cả kim loại nặng, phẩm màu, xút. Lượng nước thải này gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh.

Về công nghệ sản xuất giấy, từ năm 1998, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy in viết ở Việt Nam đã chuyển sang công nghệ xeo giấy trong mơi

trường kiềm tính, nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu nhưng trong sản xuất giấy bao bì vẫn sử dụng cơng nghệ xeo giấy trong mơi trường axít là phương pháp đơn giản và lạc hậu.

Bên cạnh đó đa số các nhà máy giấy có quy mơ sản xuất nhỏ (46% doanh nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm), chỉ có 4 doanh nghiệp cơng suất trên 50.000 tấn/năm. Cơng suất trung bình của Việt Nam là 5.800 tấn giấy và 13.000 tấn bột/năm thấp hơn rất nhiều so với các nước có nền cơng nghiệp giấy phát triển như Đức, Phần Lan và thấp hơn so với các nước có trình độ phát triển tương đương như Thái Lan và Indonesia. Điều này dẫn đến tính cạnh tranh sản phẩm vì chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lý mơi trường cao. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 100-350 m3 nước, trong khi câc nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này khơng chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà cịn đưa ra sơng, rạch lượng nước thải khổng lồ. Đặc biệt, tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50-70% tổng lượng nước thải và từ 80-95% dịng thải ơ nhiễm). Nước thải, lignin là những vấn đề mơi trường chính của ngành giấy. Bên cạnh đó trung bình một tấn giấy sản xuất còn phát sinh từ 45-48 kg chất thải rắn, chưa tính lượng phế liệu đã được tái chế.

Theo các chuyên gia, ngành sản xuất giấy có nhiều thuận lợi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ được môi trường nếu đáp ứng được yêu cầu về sản xuất xanh trên thị trường quốc tế. Đồng thời có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính, cải thiện môi trường làm việc; tham gia vào công cuộc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn nguồn nước và bảo tồn năng lượng. Nếu làm tốt thì một cơ sở sản xuất quy mơ vừa và nhỏ cũng có thể tiết kiệm từ 6-15% ngun liệu thơ (xơ và hóa chất tẩy), mang lại lợi Ých khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm. Theo số liệu từ Trung tâm sản suất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột

giấy tham gia chương trình đã giảm khối lượng tiêu thụ nguyên liệu thô 700 tấn tre, nứa mỗi năm; giảm tiêu thụ nhiên liệu than 217 tấn/năm; dầu FO giảm trên 788 nghìn lít; giảm 1.850 m3 nước/năm đồng thời giảm khối lượng nước thải 1.850.000 m3; lượng khí CO2 giảm 5.890 tấn/năm. Số tiền các công ty tiết kiệm hàng năm là trên10 tỷ đồng tương đương 720.000 USD trong khi tổng đầu tư cho sản xuất sạch hơn chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn dưới 1 năm.

Nh vậy, nếu tính cả ngành cơng nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, tiềm năng tiết kiệm nước khoảng từ 15-20%, tương đương với khoản tiền chi phí mỗi năm là 275 triệu đồng. Hiện nay, chi phí năng lượng trong ngành đang ở mức từ 12-15% tổng chi phí. Chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản và chi phí thấp, sẽ giảm được từ 2-3%; còn nếu thực hiện các giải pháp thay đổi cơng nghệ, có thể đạt tới mức bảo tồn năng lượng từ 20-25%. Điều này được minh chứng rõ ràng, nếu so sánh mức độ tiêu thụ tài nguyên trong sản xuất giấy và bột giấy ở nước ta với các nước trên thế giới.

Riêng lĩnh vực sản xuất bột giấy là nơi gây ô nhiễm nhiều nhất (chiếm khoảng 80% tải lượng ơ nhiễm) lại càng có cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn nhất. Bao gồm từ việc thay thế nguyên liệu thô, cải tiến công nghệ và tuần hồn nước. Theo tính tốn. nếu thực hiện các giải pháp quản lý nội vi, thay đổi công nghệ, chỉ cần giảm 1% một số hóa chất, thu hồi từ 20-45 kg xơ, tiết kiệm từ 20-60 m3 nước, giảm năng lượng hơi từ 0,2-0,6 tấn, giảm sử dụng hóa chất tẩy trắng từ 2-10 kg và tăng năng suất bột giấy từ 5-7%, thì mỗi tấn giấy đã có thể giảm chi phí từ 9 tới 18,5 USD. Nếu tính tổng sản lượng của ngành giấy là 1,38 triệu tấn vào năm 2010 thì con số này sẽ rất lớn, chưa kể đến những lợi Ých to lớn về môi trường do sự tiết giảm tiêu hao tài nguyên mang lại.

Đáng mừng là gần đây, xuất hiện một số nhà máy giấy có cơng nghệ hiện đại, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến bậc nhất trong khu vực. Đó là

nhà máy của Cơng ty TNHH Giấy Kraft Vina, đóng tại Khu cơng nghiệp (KCN) Mỹ Phước III, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất mặt hàng giấy làm bao bì các-tơng, với sản lượng 220.000 tấn/năm. Nhà máy thứ hai của Công ty TNHH Pulppy Corelex (Việt Nam) tại KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chuyên sản xuất giấy Tissue cuốn (khăn giấy, giấy vệ sinh) cao cấp có sản lượng 30.000 tấn/năm, đứng đầu cả nước về mặt hàng này. Mặc dù mới đưa vào vận hành hơn 6 tháng, nhưng cả hai nhà máy đã khai thác đến 80% công suất thiết kế và tiêu thụ hết sản phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Đáng chó ý hơn cả là Cơng ty CP Tập đồn giấy Tân Mai, nhà sản xuất giấy in báo duy nhất ở Việt Nam đã mạnh dạn mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất bột giấy và giấy, gồm bốn dây chuyền từ Canada để xây mới 4 nhà máy tại địa phương: Đồng Nai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Lâm Đồng nhằm đưa sản lượng bột giấy tù 60.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm và giấy các loại từ 140.000 tấn/năm lên 550.000 tấn/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu giấy trong nước. Tuy nhiên, ở mặt hàng giấy viết, chưa có nhiều dự án đầu tư lớn. Ngồi Tổng cơng ty giấy Việt Nam có cơng suất 110.000 tấn/năm (chiếm 30% năng lực trong cả nước), các đơn vị khác nh: Việt Thắng, Bãi Bằng, Trường Xuân, Vạn Điểm, Tân Mai đều có quy mơ từ 70.000 tấn/năm trở xuống. Đây là điều đáng lo ngại cho ngành giấy Việt Nam. Đặc biệt, ở mặt hàng giấy phấn trắng, trong khi nhu cầu sử dụng loại giấy này ngày càng tăng, thì trên thực tế sản phẩm nội địa hầu nh vắng bóng. Ngun nhân chính là do các doanh nghiệp chưa hội tụ đủ các điều kiện về kỹ thuật, trình độ tay nghề..., mặc dù có một số cơ sở như: Bình An (của Tân Mai), Việt Trì, Tập đồn HAPACO (Hải Phịng) có thiết bị sản xuất mặt hàng này. Ngồi ra, nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất các mặt hàng giấy dùng trong công nghiệp như: giấy cuốn thuốc lá, giấy hai líp làm hóa đơn, giấy làm bao bì đựng các chất lỏng...

2.2.2.3.Nguồn vốn đầu tư

Vốn để phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến nay chủ yếu là vốn trong dân. cả ngành và từng doanh nghiệp chưa có chiến lược huy động vốn. Các chiến thuật huy động vốn vẫn xoay quanh vốn Nhà nước, ngân hàng và các quỹ. Điều này là tốt, nhưng chưa hữu hiệu, tuy vẫn là nguồn huy động vốn cần tích cực khai thác. Vốn có thể khai thác và sử dụng tốt hơn theo 1 dạng dây chuyền thay cho 3 dây chuyền. Một nguồn huy động vốn rất quan trọng là thị trường chứng khoán nhưng lại chưa được khai thác. Kinh nghiệm của cơng ty CP giấy Hải Phịng (Hapaco) cho thấy huy động vốn trên thị trường chứng khốn khơng phải là khó. Xuất phát từ một cơng ty nhỏ, sản xuất vàng mã (sản phẩm thấp cấp), sau 5 năm tham gia thị trường chứng khoán, Hapaco đủ vốn mua lại khá nhiều nhà máy, cơng ty sản xuất giấy (trong đó có Cơng ty giấy Vạn Điển), đầu tư mới nhà máy bột, nhà máy giấy công suất tương đối lớn, đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu. Nếu nói về tiềm lực so với Hapaco ở thời điểm đó thì có rất nhiều cơng ty giấy thừa khả năng tham gia thị trường chứng khốn, nhưng đáng tiếc chỉ có một Hapaco. Nh vậy, ngành giấy đã bỏ qua hai kênh huy động vốn hiệu quả: huy động trong nội bộ và trên thị trường chứng khoán.

Nhà nước ta coi trọng đầu tư nước ngồi (FDI), liên tục cải cách cơ chế, luật pháp, chính sách, mơi trường kinh doanh... và dành cho FDI hầu hết mọi ưu đãi có thể. Nhưng so sánh với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam sau 20 năm đổi mới vẫn bị coi là nước “chưa thân thiện” với FDI, khả năng canh tranh thu hót FDI cịn thấp sao với những điều kiện thuận lợi cho phép. Nguyên nhân chính là tính tiên liệu trong mơi trường kinh doanh ở nước ta thấp chủ yếu do: tính nhất quán trong hệ thống chính sách và quản lý thấp; các chính sách kinh tế, luật pháp...luôn thay đổi và lúc thực thi nhiều khi bị bóp méo. Thêm nữa ta cịn thiếu nhân lực cung cấp cho các dự án FDI.

Vì vậy trong nhiều năm qua, khơng phải các tập đồn bột, giấy lớn thế giới không quan tâm tới Việt Nam (IP của Mỹ-tập đoàn lớn nhất thế giới,

doanh thu trước thuế một năm trên 27 tỉ USD, Trung Quốc, Ên Độ...) hết đồn này đến đồn khác vào tìm hiểu và khơng trở lại, trong khi tất cả các công ty bột, giấy lớn trên thế giới đều đổ xơ đến Trung Quốc. Cũng có một số đề xuất liên doanh nghiêm túc nhưng cũng không được chấp nhận.

Theo qui hoạch phát triển ngành giấy đến năm 2020, tổng lượng vốn đầu tư cần thiết cho ngành giấy từ năm 2006-2020 là 95.569 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nhà máy là 87.664 tỷ đồng, vốn đầu tư trồng rừng là 7.905 tỷ đồng. Do vậy, việc tìm ra các nguồn vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả là việc rất quan trọng.

Tóm lại, nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngồi vào ngành giấy Việt Nam chưa nhiều; đầu tư cịn dàn trải và chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất giấy; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp; và kênh thu hót vốn chưa đa dạng nên việc đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy còn Ýt.

2.2.2.4.Nhu cầu tiêu dùng giấy

Nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước cao là động lực để các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh trong ngành giấy đầu tư vốn, công nghệ và con người vào sản xuất. Trong quá trình này, các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)