Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng giảm chi phí tiền lương trong giá thành và tăng chất lượng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

d. Vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao

3.2.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng giảm chi phí tiền lương trong giá thành và tăng chất lượng

theo hướng giảm chi phí tiền lương trong giá thành và tăng chất lượng sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh

Để phát triển và thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cần phải tăng cường đồng thời cả 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, vật lực và tài lực, tức là đội ngò lao động, hệ thống cơ sở vật chất và nguồn vốn. Trong đó, nguồn nhân lực có vị trí quyết định.

Ngành giấy Việt Nam là một ngành phát triển sớm nên đã hình thành được một đội ngò lao động về nghề giấy. Đây là một lợi thế. Song cũng là một thách thức bởi vì đội ngị lao động này có trình độ kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động trong dây chuyền cơng nghệ hiện đại, trình độ chun mơn hóa cao; tác phong cơng nghiệp trong hoạt động quản lý và lao động chưa phù hợp với đặc điểm của nền sản xuất lớn. Do đó phương hướng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Đầu tư để tạo lập được đội ngị lao động khơng chỉ đáp ứng về số lượng mà cịn phải có cơ cấu lao động hợp lý về chất lượng, trình độ chun mơn; cơ cấu về ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của ngành giấy phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. Về số lượng lao động phải đáp ứng được nhu cầu tăng qui mơ sản xuất có tính đến mối quan hệ với nâng cao năng suất lao động và nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai phát triển ngành giấy. Về cơ cấu lao động cần bảo đảm tính cân đối giữa các loại lao động theo ngành nghề với nhiều trình độ đào tạo khác nhau như cán bộ kỹ thuật, cán bộ ứng dụng kỹ thuật, cán bộ quản lý với công nhân kỹ thuật ở các trình độ đào tạo khác nhau. Tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động và tình trạng thầy nhiều hơn thợ dẫn đến hiệu suất sử dụng lao động thấp, chi phí tiền lương cao trong giá thành sản phẩm cao.

- Kết hợp đầu tư hợp lý giữa phương thức đào tại lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngị lao động hiện có với việc đầu tư đào tạo đội ngị lao động mới có trình độ chun mơn cao đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng phù hợp với tốc độ tăng trưởng, trình độ hiện đại về công nghệ của ngành giấy. Phương châm kết hợp này cần có lé trình hợp lý phù hợp với lé trình phát triển và thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy đến năm 2020. Giai đoạn này cần tiến hành song song hai hình thức: đào tạo lại và đào tạo mới đội ngò cán bộ cà công nhân kỹ thuật, trong thời gian này cần ưu tiên hình thức đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Giai đoạn sau 2010, tiếp tục đào tạo theo hai hình thức nêu trên nhưng ưu tiên đào tạo mới đội ngị cán bộ và cơng nhân kỹ thuật và trong đào tạo mới cần kết hợp đào tạo trong nước và ngoài nước.

Để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo trong nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo và xã hội hóa trong hoạt đơngk đào tạo với loại hình trường khác nhau như cơng lập, dân lập hay trường trực

thuộc ngành giáo dục và thường trực ngành giấy. Cần xây dựng nội dung chương trình phù hợp với nội dung đào tạo của từng chuyên ngành; cần chú ý giữa mở rộng qui mô đào tạo với các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm cung ứng được nguồn nhân lực tốt cho ngành giấy.

Về đào tạo ở ngoài nước cần phải lùa chọn các ngành nghề mà trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc đào tạo chưa đảm bảo chất lượng và lùa chọn các nước có điều kiện tốt để đào tạo các ngành nghề đó như các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ.

Ngoài các biện pháp trên trong việc xây dựng đội ngị lao động, cần phải hồn thiện, đổi mới đồng bộ giữa quản lý ngành và quản trị nhân sự trong từng doanh nghiệp nhằm khuyến học, thu hót người tài trong và ngồi nước vào làm việc trong các doanh nghiệp của ngành giấy; tạo động lực để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngò lao động theo hướng nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng tốt máy móc thiết bị, góp phần giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Coi đó là một trong những cơng cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)