d. Vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao
3.2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh hướng vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và
hướng vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Đổi mới cơng nghệ được hiểu là một q trình nghiên cứu, phát minh và ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành giấy. Trước hết thể hiện ở trình độ hiện đại của các yếu tố công nghệ được sử dụng trong ngành giấy. Cơng nghệ là tổng hợp của hai nhóm yếu tố bao gồm: các yếu tố phần cứng và các yếu tố phần mềm của công nghệ. Yếu tố phần cứng là các yếu tố vật chất kỹ thuật của sản xuất nh công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu và các phương pháp cơng nghệ sản xuất. Q trình đổi mới các yếu tố công nghệ được thực hiện thơng qua các phương hướng cơ khí hóa, tự động hóa, hóa học hóa và điện khí hóa để chuyển q trình lao động thủ cơng sang q trình sản xuất cơ khí trình độ cơng nghệ hiện đại. Đồng thời với việc nâng cao trình độ hiện đại các yếu tố phần cứng, cịn phải nâng cao trình độ hồn thiện các yếu tố phần mềm của công nghệ như thông tin cơng nghệ, hồn thiện và đổi mới tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, nâng cao kỹ năng kỹ sảo, kinh nghiệm của yếu tố con người hoạt động trong sản xuất. Đổi mới cơng nghệ cịn phải lùa chọn phương thức thích hợp, trình độ hợp lý với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và từng giai đoạn phát triển của ngành giấy. Các doanh nghiệp trong ngành giấy cần phải áp dụng công nghệ sản xuất đồng bộ. Nếu phải nhập khẩu nên nhập khẩu dây chuyền đầy đủ. Công nghệ phải được cải tiến để phù hợp với điều kiện môi trường và sản xuất tại Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ mới cần phải đi đôi với đào tạo lại cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Từ những nhận thức về đổi mới công nghệ nh trên cho thấy nội dung của giải pháp này khá toàn diện, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Về định hướng tác động của các giải pháp đổi mới công nghệ sẽ tập trung chủ yếu vào ba hướng mục tiêu cụ thể như công nghệ tác động đến việc hạ giá thành sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm và lùa chọn công nghệ Ýt chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ định hướng giải pháp cơng nghệ vào ba mục tiêu cơ bản đó, em xin đề xuất một số giải pháp đổi mới công nghệ ở từng khâu của quá trình sản xuất của ngành giấy Việt Nam như sau:
3.2.1.1.Đổi mới công nghệ trong khâu phát triển vùng nguyên liệu giấy Hướng đầu tư đổi mới công nghệ ở khâu xây dựng vùng nguyên liệu cần ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc lùa chọn giống để tạo ra những lồi cây có năng suất cao, chu kỳ khai thác nhanh, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và bảo đảm điều kiện cân bằng sinh thái. Việc trồng rừng cần kết hợp giữa thâm canh, chuyên canh và xen canh để nâng cao hệ số khai thác tổng hợp nguyên liệu trên vùng. Về cơng nghệ tạo giống có thể lùa chọn giữa công nghệ mô, công nghệ hom để đảm bảo sự đồng đều của sản phẩm khi thu hoạch. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành ở khâu sản xuất bột giấy và giấy. Đồng thời với hướng đầu tư vào công nghệ nêu trên, cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển và cung ứng nguyên liệu. Nghiên cứu các giải pháp cơng nghệ mới để có thể sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước nh sử dụng được nhiều loại cây trong sản xuất bột giấy, nguyên liệu từ giấy loại và các loại thực vật phi gỗ.
3.2.1.2.Đổi mới công nghệ trong khâu sản xuất bột giấy
Đây là khâu quan trọng có tác động trực tiếp tới chất lượng và giá thành giấy. Theo đánh giá, công nghệ sản xuất bột giấy của ngành giấy Việt Nam lạc hậu nhiều so với các nước tiên tiến cũng như các nước trong khu vực, do đó mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cao, chất lượng sản phẩm thấp và chủng loại không đa dạng. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy trên thị trường nội địa và thế giới. ở khâu này
do thường áp dụng công nghệ hóa để sản xuất làm cho mức độ ơ nhiễm môi trường lớn. Từ những đặc điểm này, hướng đầu tư đổi mới công nghệ cần phải lùa chọn giữa công nghệ hóa và cơng nghệ cơ-hóa trong khâu tạo bột nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Bên cạnh đó, cần ứng dụng cơng nghệ sạch để giảm thiểu ơ nhiễm môi trường. Công nghệ sạch là công nghệ sử dụng nguyên liệu chứa Ýt chất độc hại, công nghệ Ýt chất thải và cơng nghệ có điều kiện thu hồi và xử lý chất thải. Chẳng hạn, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất bột giấy như công nghệ nấu sunfat cải tiến gián đoạn hoặc liên tục tùy theo đặc điểm về nguyên liệu, mặt hàng sản xuất; công nghệ tẩy trắng chỉ đầu tư công nghệ tẩy trắng không sử dụng clo nguyên tố (ECF) trong đó ưu tiên những cơng nghệ tẩy trắng Ýt sử dụng clo hoạt tính; cơng nghệ lý-hóa-sinh để xử lý nước thải.
Cần áp dụng cơng nghệ hiện đại cho các dây chuyền sản xuất bột giấy mới để giảm tiêu hoa nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cịng nh giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với các dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp các nhà máy hiện đang sản xuất nên kết hợp đầu tư theo chiều sâu. Lấy đầu tư theo chiều sâu là chủ yếu để tăng sản lượng đồng thời nâng cao trình độ hiện đại của các yếu tố công nghệ. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến giúp giảm lượng hóa chất sử dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ mơi trường, giảm chi phí quản lý.
3.2.1.3.Đổi mới cơng nghệ trong khâu xeo giấy
Khâu xeo giấy có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chất lượng và chủng loại giấy do vậy hướng đầu tư đổi mới công nghệ ở khâu này cần lùa chọn công nghệ xeo giấy tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và hạ giá thành, đồng thời đầu tư đổi mới cơng nghệ nhằm nâng cao trình độ đa dạng hóa sản phẩm đối với bột sản xuất từ nguyên liệu nguyên thủy nên sử dụng thiết bị đánh tơi bột (nghiền thủy lực) nồng độ cao. Còn đối với loại bột được chế biến từ giấy loại nên sử dụng thiết bị kiểu tang trống (fi-flow). Trong
khâu sàng bột cần sử dụng thiết bị đa tác dụng để tiết kiệm điện năng và mặt bằng sản xuất.
Công nghệ xeo giấy nên lùa chọn các máy xeo thế hệ mới có ba tính năng: sản phẩm giấy sau khi ra khỏi hịm phun lưới phải đảm bảo tiêu chuẩn về hình thái sản phẩm (độ mịn, độ dầy,...) và độ khơ; có tốc độ vận hành máy nhanh; trình độ tự động hóa cao (DCS, QCS) để giảm chi phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hệ số thời gian máy chạy.
3.2.1.4.Đổi mới máy móc, thiết bị trong ngành giấy
Hiện nay đa số các dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy của ngành giấy Việt Nam đều đã quá cũ, lạc hậu và không đồng bộ, Công ty giấy Tân Mai và Bãi Bằng có thiết bị với quy mơ lớn nhất Việt Nam nhưng cũng là thiết bị thuộc thế hệ những năm 1970-1980, đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Do vậy ngành giấy và các doanh nghiệp cần phải:
-Nếu máy móc thiết bị quá cũ, việc thay thế, sửa chữa khó khăn và sản xuất làm ảnh hưởng nhiều tới mơi trường thì cần kiên quyết loại bỏ.
-Nếu máy móc thiết bị cũ nhưng việc thay thế không quá tốn kém và sản xuất Ýt ảnh hưởng đến mơi trường thì cần nghiên cứu, cải tiến để đồng bộ hơn trong quá trình sản xuất.
-Khơng nên nhập khẩu các dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy quá cũ, công suất nhỏ, công nghệ khơng thân thiện với mơi trường.
-Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dây chuyền sản xuất mới, sử dụng công nghệ hiện đại và qui mô phù hợp.
Để thực hiện nội dung đổi mới công nghệ trong từng khâu của quá trình sản xuất cần phải lấy mục tiêu tăng sản lượng giấy thành phẩm các loại, có mức giá và chất lượng cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu đó thì việc xây dựng mức độ đầu tư phải bảo đảm tính cân đối giữa các khâu từ cơ sở nguyên liệu để đáp ứng cho sản xuất bột giấy và khâu chế biến bột giấy với khâu xeo giấy.
Căn cứ vào khảo sát thực trạng ngành giấy Việt Nam thì hướng đầu tư mới trong các năm tới phải chú trọng vào sản xuất bột giấy.
Ngồi việc bảo đảm tính cân đối giữa các khâu sản xuất sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là giấy thành phẩm, một vấn đề quan trọng cần giải quyết là tạo lập được một hệ thống toàn diện, nhất quán và đúng hướng các giải pháp của Nhà nước, ngành và doanh nghiệp.