Nguồn nguyên liệu và tổ chức cung ứng nguyên liệu cho ngành giấy còn thiếu đồng bộ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

cịn thiếu đồng bộ

Chính sách phát triển ngun liệu

Chủ trương phát triển các vùng nguyên liệu giữa Chính phủ, Tổng cơng ty giấy Việt Nam và các địa phương có quỹ đất, quỹ rừng chưa thống nhất. Vùng Tây Bắc Bộ, Chính phủ định hướng xây dựng vùng ngun liệu Hịa Bình-Sơn La, nhưng địa phương muốn mỗi tỉnh xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy trên cơ sở vùng nguyên liệu độc lập. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các tỉnh có diện tích đất, rừng trong vùng nguyên liệu Trung tâm Bắc Bộ.

Việc qui hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy bột giấy và giấy bị bó hẹp trong phạm vi ranh giới tỉnh, điều này thể hiện trong qui hoạch giấy Bắc Kạn, dự án nhà máy giấy Kon Tum. Việc xác định ranh giới hành chính để xây dựng qui mô vùng nguyên liệu làm triệt tiêu các lợi thế khác nh lợi thế về địa lý, khả năng mở rộng để tạo ra vùng nguyên liệu lớn hơn. Bên cạnh đó, qui hoạch vùng dự án khơng có ranh giới pháp lý trên thực địa, thường xuyên xảy ra tranh chấp trong quá trình triển khai hoặc chồng chéo về qui hoạch giữa các dự án. Vùng nguyên liệu giấy thường bố trí ở các vùng miền núi, địa bàn khó khăn, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn.

Tốc độ phát triển vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hàng năm chỉ đạt khoảng 65-70% kế hoạch, qui hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu còn yếu nên ảnh hưởng đến các dự án của ngành giấy.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất lâm nghiệp như các chính sách về đất đai, lưu thơng và tiêu thụ sản phẩm gỗ lâm sản từ rừng trồng, chính sách giao quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế, hỗ trợ vốn và cơ chế vay với lãi suất ưu đãi. Song vẫn còn một số hạn chế như chưa có sự khác biệt về chính sách đầu tư vốn giữa rừng trồng công nghiệp với cây công nghiệp. Vốn vay ưu đãi trồng rừng quá thấp, công với lãi vay phải trả hàng năm, đồng thời có một phần lớn diện tích đất qui hoạch vùng nguyên liệu giấy là đất của dân nên khó huy động để trồng rừng nguyên liệu giấy; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số công ty

lâm nghiệp chưa được giải quyết, tình trạng tranh chấp đất đai vân diễn biến phức tạp ở nhiều nơi; hạn mức vốn vay quá thấp và chỉ đạt 30-35% so với nhu cầu vốn.

Ngành giấy chịu sự chi phối của nhiều cấp, ngành nh: Bé Công Thương , Bé Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, chính quyền sở tại dẫn đến mất tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

ở Việt Nam vấn đề thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được coi trọng nên có một nghịch lý đó là: mặc dù lượng giấy đưa vào sử dụng khơng nhỏ, nhưng hiện mới chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng ở trong nước được thu hồi để đưa trở lại làm nguyên liệu sản xuất giấy, đáp ứng 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong nước cần. Nh vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu hủy một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước: Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất trong nước. Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều dây chuyền sản suất bột giấy từ giấy phế liệu vừa hiện đại, vừa đồng bộ đã được lắp đặt tại Việt Nam-có tổng cơng suất 160.000 tấn/năm. Năm 2009 đưa thêm 5 dây chuyền mới, có tổng cơng suất 190.000 tấn/năm. Như vậy, ngành công nghiệp sản xuất giấy từ giấy phế thải, phế liệu sẽ có bước chuyển biến, điều này sẽ kích thích hoạt động thu gom giấy phế liệu trong nước phát triển.

Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng, ngoài phong trào “Kế hoạch nhỏ” của thiếu niên và nhi đồng được phát động từ năm 1995 và cịn duy trì cho đến nay.

Qui hoạch vùng nguyên liệu chưa phù hợp

Qui hoạch vùng nguyên liệu cho ngành giấy còn nhiều bất cập, dẫn đến nơi thì thiếu, nơi thì thừa nguyên liệu để sản xuất bột giấy. Trong khi vùng nguyên liệu đều tập trung ở Miền Bắc và Miền Trung thì năng lực sản xuất

giấy tập trung lớn nhất ở Miền Nam. Do vậy nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất bột giấy nguyên thủy ở Miền Nam bị thiếu hụt.

Năng suất trồng rừng thấp

Mỗi hecta rừng trồng của Việt Nam thu hoạch từ 10-12 m3/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 15-18 m3/ha và Thụy Điển là 40 m3/ha. Theo Tổng công ty giấy Việt Nam, trên thế giới cứ 365.000 ha rừng cho 2 triệu tấn nguyên liệu, thì ở Việt Nam, 1 triệu ha rừng mới thu được 2 triệu tấn nguyên liệu.

Rừng nguyên liệu giấy của Việt Nam được qui hoạch phân tán, tại vùng sâu, xa; trồng trên những vùng đồi trọc, đất bạc màu và dốc; chỉ giành đất lâm nghiệp không sử dụng được vào trồng các loại cây công nghiệp khác cho việc trồng rừng nguyên liệu giấy. Nên việc trồng, chăm sóc, bảo quản và khai thác chủ yếu bằng lao động thủ cơng, dẫn đến sản lượng thấp, khó khăn trong khâu vận chuyển, làm giá thành nguyên liệu tăng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong tuyển chon, lai tạo giống mới còn hạn chế, nhất là do hệ thống khuyến lâm còn thiếu và yếu, đặc biệt cơng tác khuyến lâm hỗ trợ sau giao khốn rừng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)