Khơng phải ngẫu nhiên mà có nhiều người gọi đùa ngành giấy là ngành "con cưng" của Việt Nam. Do có vai trị tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành giấy, ngành giấy đã được Nhà nước dành cho rất nhiều sự ưu ái đặc biệt.
Trong một thời gian dài từ năm 2003 trở về trước, ngành giấy được Nhà nước bảo hộ thơng qua các chính sách về thuế và đầu tư. Thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm giấy vào Việt Nam rất cao, khoảng từ 40-50%, cộng với khoản phụ thu vào khoảng 10%. Mức thuế này đã hạn chế rất nhiều những áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp giấy có thể an tâm xây dựng, ổn định cơ sở vật chất. Có một thời gian, Tổng Công ty Giấy đã thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp này.
Nhà nước cũng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, đào tạo cán bộ cơng nhân viên cho một số doanh nghiệp. Nhà nước cũng đã chỉ đạo Bộ Công nghiệp tiến hành quy hoạch lại các vùng nguyên liệu trong nước, đảm bảo phần nào nhu cầu nguyên liệu cho ngành giấy, đồng thời đưa ra định hướng phát triển cho ngành giấy trong từng thời kỳ.
Tuy một số chính sách của Nhà nước tỏ ra không hiệu quả đối với ngành giấy, nhưng những sự trợ giúp mà các doanh nghiệp giấy nhận được từ phía Nhà nước là khơng nhỏ. Hiện tại, Nhà nước cũng đang triển khai nhiều dự án đầu tư rất lớn cho ngành giấy nh dù án xây dựng nhà máy bột giấy Kon Tum, nhà máy bột giấy Thanh Hố,... Những dự án này hồn tất sẽ khép lại rất nhiều khó khăn cho ngành giấy, nhất là những khó khăn mà tiến trình hội nhập kinh tế khu vực đem đến. Sự giúp đỡ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam khi bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn tham gia sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.2.3.2.Khó khăn