Cơ cấu GDP của thành phố Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 42 - 53)

Đơn vị: triệu đồng Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 GDP Tr.đồng % 14.071.900 100 15.801.361 100 17.827.420 100 20.148.550 100 Nhà nước Tr.đồng % 5.094.028 36,2 4.912.890 31,09 4.948.456 27,75 5.147.955 25,55

Ngoài quốc doanh Tr.đồng % 6.473.074 46,0 7.737.891 48,97 9.313.531 52,24 10.942.677 54,31

Đầu tư nước ngoài Tr.đồng % 2.181.145 15,5 2.809.303 17,78 3.176.565 17,82 3.612.635 17,93 Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tr.đồng % 323.653 2,3 341.277 2,16 388.868 2,18 445.283 2,21 (Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng)

(Ghi chú: số in nghiêng trong bảng là tỷ lệ phần trăm so với tổng số)

Về cơ sở hạ tầng:

Giao thơng vận tải: Hải Phịng được nối với các tỉnh qua các hệ thống đường

giao thơng vận tải của tồn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía bắc với thị trường thế giới thông qua hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển Hải Phịng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2257 m phục vụ bốc xếp các hàng hố với năng lực thơng qua khoảng 8 triệu tấn/ năm và có thể tăng lên tới 12 triệu tấn/ năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tầu có trọng tải 8000 tấn ra vào thường xuyên. Chính phủ đang đầu tư nâng cấp và mở rộng vào cảng, cho phép tầu trên 10000 tấn có thể ra vào cảng. Bổ sung vào hệ thống cảng Hải Phòng hiện nay, một cảng nước sâu tiêu chuẩn quốc tế cho phép tầu 30000 tấn có thể ra vào, với năng lực thơng qua 12 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại khu kinh tế Đình Vũ.

Hải Phịng có hệ thống đường bộ rất thuận tiện cho việc vận tải hàng hố và đi lại với Thủ đơ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thơng qua quốc lộ 5 và quốc lộ 10. Quốc lộ 5 dài 105 km bao gồm 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam. Quốc lộ 10 nối Hải Phịng với Quảng Ninh nới có khu cơng nghiệp than, khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hố. Quốc lộ 10 cũng nối cảng Hải Phịng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc- Nam.

Với 5 con sơng chảy qua, Hải Phịng là trung tâm đầu mối của mạng giao thông đường sông, nối liền các tỉnh và các cảng sơng khu vực phía Bắc. Mạng lưới giao thông đường sông vận tải chuyển tới trên 40% lượng hàng hố của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Tuyến đường sắt Hải Phịng- Hà Nội- Lào Cai tới Cơn Minh (tỉnh Vân Nam) ở Tây Nam Trung Quốc đã được thông tàu sẽ tăng nhanh các dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho các địa phương giàu tiềm năng này và vận tải quá cảnh của Trung Quốc. Tuyến đường sắt Hải Phòng- Hà Nội còn nối trực tiếp với tuyến đường sắt quan trọng Bắc Nam tới Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phịng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An. Sân bay Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay đã được nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320, là sân bay dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài.

Hệ thống cấp thốt nước: Hải Phịng hiện có 6 nhà máy xử lý và cung cấp

nước sạch là Nhà máy nước An Dương, Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Nhà máy nước Vật Cách, Nhà máy Đồ Sơn, Nhà máy nước ng Bí và Nhà máy nước Đình Vũ với tổng cơng suất là 152 000 m3/ngày đêm.

Với nguồn nước dồi dào có thể khai thác từ sơng Đa Độ, kênh An Kim Hải và Sông Giá cũng như từ các hồ và nước ngầm, Hải Phịng đang có kế hoạch phát triển thêm một số nhà máy nước mới theo hình thức BOT hoặc BT để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp và đô thị mới.

Hệ thống điện: Hải Phòng hiện nay sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia, được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy điện Hịa Bình, nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện ng Bí. Chính phủ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện công suất 300-600 MW ở Hải Phòng để đảm bảo việc cung cấp điện năng cho phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Tồn thành phố có 12/13 quận, huyện, thị xã có đường lưới điện quốc gia (trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ cách xa đất liền 133km, hiện đang được đầu tư nhà máy điện sức gió và diezen); có 156/157 xã có điện lưới (trừ xã Việt Hải thuộc huyện Cát Hải).

Thơng tin: Hải Phịng có hệ thống mạng viễn thơng hiện đại có thể đáp ứng

tốt các dịch vụ thơng tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoại thẻ, facsimile, telex, nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại di động trả trước, e- mail và internet. Ngồi ra cịn có các dịch vụ chuyển phát nhanh như EMS, chuyển phát toàn cầu như DHL, FedEX…Tồn thành phố có 105000 máy cố định, đạt mức trên 6 máy/100 người; có 57 bưu cục, ba tổng đài; 100% xã trong tồn thành phố có điện thoại và phấn đấu 100% xã có nhà bưu điện văn hố xã.

Dân số và lao động: Năm 2005 dân số trung bình của Thành phố là 1796.3

ngàn người và đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2006, dân số trung bình của thành phố là 1.812.690 người. Năm 2007, tồn thành phố có 1832930 người. Mật độ dân số

năm 2007 là 1202 người/km2. Là thành phố có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động luôn chiếm tỷ lệ trên 60% nên hàng năm, thành phố có thêm đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong tỉnh. Đây là nguồn lao động dồi dào, luôn luôn được bổ sung cho các ngành kinh tế trong tỉnh trong đó có ngành hàng hải.

Bảng 2.4: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hải Phịng

Đơn vị: nghìn người Chỉ tiêu 2005 So với dân số TB 2006 So với dân số TB 2007 So với dân số TB Dân số trung bình 1.796,3 1% 100% 1.812,69 1,1% 100% 1.832,93 1,1% 100% Dân số trong độ tuổi lao động 1.172,9 65,3% 1.180 65,1% 1.163 63,45% Lao động có việc làm 949,632 52,86% 964,335 53,2% 972,571 53,06%

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng)

(Số in nghiêng là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên)

Hơn nữa, trình độ dân trí của người dân thành phố Hải Phịng ở mức cao với việc hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2002 phổ cập giáo dục cấp II vào năm 2004 và phổ cập giáo dục cấp III vào năm 2005. Năm 2008, thành phố đã hoàn thành phổ cập bậc trung học và nghề. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động của thành phố liên tục tăng lên qua các năm.

Bảng2.5: Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động của thành phố Hải Phòng qua các năm

Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008

Tỷ lệ % 39 43 47 49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng qua các năm- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư)

Về hệ thống chính sách pháp luật: Những năm qua, ban lãnh đạo thành phố

Hải Phịng đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố. Trong vấn đề thuê đất, Thành phố áp dụng cơ chế tiền thuê đất được áp dụng linh động ở mức thấp và có lợi cho người đầu tư. Đất thuê có thế được miễn giảm tiền thuê tới 15 năm. UBND thành phố Hải Phòng cũng thực hiện việc bồi thường, di dời, giải phóng mặt bằng và các thủ tục thuê đất. Chi phí này do UBND thành phố bỏ ra từ 50- 100%. Trong quá trình chủ đầu tư phải thực hiện san lấp, UBND thành phố sẽ hỗ trợ một phần chi phí lên tới 25% tuỳ theo điều kiện khuyến khích khu vực đất đai. Lao động được tuyển dụng cho các dự án FDI sẽ được đào tạo miễn phí tại các trường đào tạo của thành phố. Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cũng được UBND thành phố chú ý thực hiện. Thời gian đánh giá dự án được rút ngắn chỉ cịn từ 3- 5 ngày. Thực hiện chính sách một giá: giá cước, phí thu gom rác thải, phí xây dựng thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, UBND thành phố cịn nhiều chính sách hỗ trợ khác nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

1.1.2 Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phịng

Thuận lợi:

Có thể nói vị trí địa lý của thành phố rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hải Phịng là một trung tâm cơng

nghiệp, dịch vụ lớn ở phía Bắc nước ta. Cảng Hải Phịng có một vùng hậu phương hấp dẫn cảng bao gồm 20 tỉnh thành làm hậu thuẫn, trong đó đặc biệt có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội- Hải Phịng- Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế cao. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động khai thác cảng Hải Phịng.

Vùng biển Hải Phịng nằm ở phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển trong khoảng 125 km, với khoảng trên 100.000km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng nước biển có độ sâu dưới 20 m thì vùng biển Hải Phịng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Đối với trong nước, vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gần các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, gần các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hố, cơng nghệ, lao động kỹ thuật. Vùng biển và ven biển Hải Phịng nói riêng và Việt Nam nói chung nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thơng thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đơng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vùng biển và ven biển Hải Phịng nằm trên nhiều trục đường giao thơng đường bộ, đường sắt, đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, có cảng biển, sân bay, và mạng lưới giao thông khá đồng bộ. Các quốc lộ 5, 10, đường sắt, các tuyến đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ tồn diện của Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Có thể nói, vùng biển Hải Phịng đóng vai trị là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới). Đây cũng là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thơng ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài.

Vùng ven biển Hải Phịng là khu vực thuận lợi cho việc hình thành các cảng biển lớn. Phần ngầm là đất mềm (không phải đá như một số luồng của nhiều địa phương khác trong Vịnh Bắc Bộ nên độ an toàn cao. Trong vùng vịnh Bắc Bộ, nếu

xét về điều kiện tự nhiên đối với xây dựng cảng thì khu vực Hải Phịng chỉ kém thuận lợi hơn so với Quảng Ninh. Các cửa sông đã và sẽ phát triển cảng là (1)Cửa sông Đá Bạch- Bạch Đằng: Cửa sông rộng và sâu (chiều rộng của sơng đoạn ng Bí là 1200- 2000 m với độ sâu 8- 13 m) thích hợp cho phát triển cảng nước sâu; (2)Cửa sông Cấm: Rộng 500- 600 m và chiều sâu 6 -8 m nối với sơng Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ;(3)Cửa Lạch Huyện. Cảng Hải Phịng nằm trên bờ sơng Cấm đã được khai thác 100 năm nay và là cảng lớn nhất miền Bắc với cơng suất bốc dỡ tính đến năm 2006 khoảng gần 15 triệu tấn/năm. Hiện nay Hải Phịng có một số khu vực có mặt bằng rộng rãi có thế phát triển cảng tốt như Đình Vũ, Phà Rừng, Lạch Huyện…., song lại rất khó khăn vè luồng lạch. Các điểm này đều nằm sâu trong sông, cách phao số khơng 40- 50 km, có chung luồng ra vào qua cửa Nam Triệu bị sa bồi mạnh.

Ngoài ra tại vùng biển Hải Phịng cịn có khu vực Trà Báu thuộc huyện Cát Hải có vùng nước rộng và khá sâu, luồng ra vào có thể tiếp nhận tàu từ 2 – 5 vạn tấn nhưng trên bờ là những đảo đá vách đứng, khả năng tạo mặt bằng cho cảng hết sức khó khăn. Đây là khu vực không đủ điều kiện xây dựng một cảng độc lập nhưng có thể nghiên cứu xây dựng một khu chuyển tải tàu đến 5 vạn tấn cho cảng Hải Phịng và Quảng Ninh.

Hải Phịng có cơ sở hạ tầng về cảng, giao thông đường sắt, đường bộ- đường thuỷ khá hoàn thiện hệ thống cung cấp điện nước và các dịch vụ hàng hải… khá phong phú và đa dạng. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Thành phố ngày càng hồn thiện hơn với nhiều cơng trình được đưa vào khai thác sử dụng. Quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới.

Về chính sách pháp luật, như trên đã nói, Thành phố Hải Phịng đã và đang có rất nhiều chính sách cũng như chủ trương hỗ trợ cho nhà đầu tư trong nước và

nước ngoài khi đầu tư và địa bàn thành phố. Do đó, ngành hàng hải có khả năng huy động vốn, cơng nghệ thơng qua việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành.

Bên cạnh đó, Hải Phịng có tiềm năng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao so với cả nước. Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phịng sẽ đạt là 2,06 triệu người, trong đó có 1,2 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt gần 20%/năm; hình thành một khu, cụm cơng nghiệp (đến 2010 có 14 khu, cụm cơng nghiệp) và ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn sẽ là cơ sở để Hải Phòng tăng tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, từng bước khẳng định vững chắc vị thế là thành phố đứng thứ ba của cả nước.

Khó khăn:

Hạn chế lớn nhất đối với các cảng khu vực Hải Phòng là vấn đề sa bồi luồng tàu vùng cửa biển, ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn cảng khu vực. Có thể nói vấn đề này đang làm giảm hiệu quả kinh tế của các cảng biển khu vực này. Sự sa bồi luồng tàu khiến cho việc ra vào neo đậu của các tàu, nhất là tàu có trọng tải lớn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần phải khắc phục vấn đề này bằng cách đầu tư nạo vét luồng lạch. Tuy nhiên, chi phí cho việc này khơng hề nhỏ, lại địi hỏi thiết bị, cơng nghệ hiện đại. Vì thế, nhiều năm qua, thành phố Hải Phịng vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Tình trạng các cảng mới xây xong đã bị sa bồi vẫn xảy ra.

Trong bối cảnh khủng hồng tài chính tồn cầu như hiện nay, kinh tế hàng hải Việt Nam nói chung và kinh tế hàng hải khu vực Hải Phịng nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng kinh tế trong nước làm giảm tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Do đó, Chính phủ đã phải có hàng loạt chính sách để kích cầu trong nước. Một trong những chính sách đó là hạn chế nhập khẩu để kích thích tiêu thụ hàng hố sản xuất trong nước. Thị trường thế giới biến động phức tạp,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)