Thống nhất trong quản lí để giảm mức giá, phí, tạo sức cạnh tranh về

Một phần của tài liệu một số đặc điểm trong sự phát triển cảng singapore, bài học đối với VIệt nam (Trang 78 - 83)

III. Giải pháp cho hệthống cảng biển Việt Nam

2. Về mơ hình quản lí cảng biển

2.2. Thống nhất trong quản lí để giảm mức giá, phí, tạo sức cạnh tranh về

giá cho dịch vụ cảng biển Việt Nam

Thứ nhất, về khó khăn trong thu hồi vốn đầu tư do khơng đồng bộ thống nhất trong quản lí. Khó khăn này là do nước ta trải qua một thời gian dài dưới chế độ bao cấp, Nhà nước bao toàn bộ vốn đầu tư. Tuy đã chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước giao cảng biển cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhưng Nhà nước lại chưa xem xét đến vấn đề bóc tách chi phí đầu tư, duy trì bảo dưỡng cảng biển, khiến cho các doanh nghiệp được lợi từ khoản kinh doanh này, đầu tư dàn trải vào cảng biển. Hệ thống cảng biển do đó phát triển manh mún, thiếu đồng bộ, lãng phí.

Theo mơ hình quản lí hiện nay, phần lớn các cảng thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng Nhà nước khơng trực tiếp quản lí mà giao cho các doanh nghiệp quản lí. Mơ hình này cũng có một số ưu điểm: cảng biển là đầu mối giao thơng có nhiều hạng mục cơng trình phục vụ tàu neo đậu và bốc xếp hàng hố. Khi xí nghiệp cảng điều hành cảng thì sẽ chủ động xem xét để khai thác một cách hợp lí và có lợi nhất, đặc biệt là khi hàng và tàu đều phát triển đa dạng. Cảng cũng cùng với Nhà nước phối hợp hoạt động với các cơ quan liên quan khác thực thi pháp luật, giám sát, duy trì năng lực và sửa chữa nâng cấp kịp thời các cơ sở hạ tầng tại

Dịch vụ cảng biển và mơ hình quản lý … 79

cảng. Đồng thời cảng cũng sẽ linh hoạt phát triển các dịch vụ liên quan, phát huy hết hiệu quả của cảng biển, phối hợp phát triển cảng với phát triển các ngành khác trong nền kinh tế.

Tuy nhiên nhược điểm của mơ hình này là về mặt khai thác, do khơng phải trả các chi phí về đất đai, nhà xưởng và những thiết bị đầu tư ban đầu khác, cảng rất dễ dẫn đến tình trạng sử dụng khai thác lãng phí. Đồng thời khấu hao sửa chữa lại hoà đồng vào kết quả kinh doanh của cảng, ăn vào vốn đầu tư. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, có thể đi theo hướng: Vẫn tiếp tục để các doanh nghiệp cảng quản lí cảng, hoặc giao lại việc quản lí cảng như là cơng trình hạ tầng của Nhà nước mà đại diện là cảng vụ thực hiện. Khi đó cảng vụ sẽ tiến hành cho thuê cầu bến, kho bãi đồng bộ, các doanh nghiệp cảng sẽ trở thành doanh nghiệp bốc xếp vận tải.

Theo mơ hình này, nhà nước sẽ thu hồi lại vốn đầu tư để có thể quay vòng tái đầu tư nâng cấp cảng cho hiện đại, phát triển kịp với khu vực và thế giới. Đồng thời các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra thuê cảng hoạt động thì sẽ kinh doanh khai thác cảng một cách hiệu quả hơn. Tóm lại, chuyển đổi này trong mơ hình quản lí sẽ giúp cho hoạt động dịch vụ cảng biển phù hợp hơn trong nền kinh tế thị trường để các doanh nghiệp cảng phải tự nâng cao cải thiện chất lượng, tăng sức cạnh tranh để tồn tại.

Thứ hai, về khó khăn trong việc quản lí giá, phí thống nhất. Do sai lầm là để nhiều cơ quan chức năng cùng quyết định một vấn đề, chắc chắn sẽ dẫn đến sự khác biệt. Do đó một giải pháp được đưa ra là thống nhất về một mối, một cơ

Dịch vụ cảng biển và mơ hình quản lý … 80

hệ thống cảng trong nước, cân đối với mức giá trong khu vực và quốc tế để đảm bảo tính cạnh tranh. Đồng thời, cơ quan này phải xây dựng một biểu giá đối nội, đối ngoại thống nhất để hội nhập được với thị trường khu vực. Ví dụ, trong số các cơ quan quản lí cảng biển của nước ta, có thể giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam VINALINES, là cơ quan quản lí hai khu cảng chính, cảng Hải Phịng và cảng Sài Gịn, đứng ra xác định mức giá, phí căn bản. Đồng thời cũng xác định một khoảng dung sai nhất định cho các cảng khác.

Tuy nhiên, theo giải pháp này cũng cần chú ý phân loại các loại phí dịch vụ hàng hải để vẫn đảm bảo tính cạnh tranh với khu vực mà không gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cảng trong nước. Ví dụ những dịch vụ bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam (Đại lý tàu biển, lai dắt, vệ sinh tàu biển, kiểm đếm hàng) chỉ thực hiện giá quy định của các hiệp định song phương (nếu có), cịn lại cần thiết phải quy định giá tối thiểu để tránh việc cạnh tranh hạ giá giữa các doanh nghiệp trong nước, làm thiệt hại đến thu nhập của các doanh nghiệp và thất thu ngân sách, làm lợi về tài chính cho phía nước ngồi. Các loại dịch vụ khơng bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam như cung ứng vật tư, nước ngọt, sửa chữa, giá cả sẽ do các bên thoả thuận vì giá q thấp hay q cao đều khơng tốt cho doanh nghiệp và Nhà nước Việt Nam.

Tóm lại, việc quản lí thống nhất về giá này sẽ làm tăng tính cạnh tranh về giá của dịch vụ cảng biển Việt Nam, một tiêu chí quan trọng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Dịch vụ cảng biển và mơ hình quản lý … 81

Kết luận

Tuy mơ hình tổ chức về quản lí khai thác cảng biển ở các nước trên thế giới và khu vực khơng giống nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu đó là "an tồn và hiệu quả". Mục tiêu này thường phụ thuộc vào sự điều hành quản lí của chính quyền cảng, mà ở nước ta là rất nhiều cơ quan chức năng chuyên ngành, thường thiếu tập trung và gây phiền hà. Đồng thời, việc trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin điện tử hiện đại chưa được đưa vào thực hiện nên thông tin chưa được xử lí kịp thời. Thủ tục giấy tờ trong quy trình đăng kí lại phức tạp.

Trái lại, Singapore là nước có quy trình xử lý thủ tục hành chính tại cảng hiện đại nhất, đơn giản, thơng thống và thuận tiện. Mọi thủ tục liên quan đến tàu, hàng hoá qua cảng đều được xử lý bằng công nghệ thông tin điện tử. Điều này giúp hạn chế đến mức tối thiểu về mặt thủ tục giấy tờ, tinh giảm biên chế của các bộ phận nghiệp vụ, giảm chi phí quản lí và chủ tàu, chủ hàng có điều kiện tận dụng cơ hội kinh doanh hơn. Thực tế này cũng đang được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển, phát triển và ở phần lớn các nước đang phát triển. Châu Á có Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines cũng đã áp dụng công nghệ thông tin điện tử và đã đơn giản hoá về mặt thủ tục giấy tờ. Phần lớn các nước đều áp dụng chế độ "một cửa" khi giải quyết thủ tục cho tàu và hàng hố qua cảng, được tập trung thơng qua đầu mối chung của chính quyền cảng. Việc khai báo thủ tục (nhất là

Dịch vụ cảng biển và mơ hình quản lý … 82

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế trên thế giới, yêu cầu hội nhập của Đảng và nhà nước ta hiện nay thì việc thực hiện cải cách cơ chế quản lí hành chính về cơ chế quản lí Nhà nước về chuyên ngành tại cảng biển là rất cấp thiết, nhằm khắc phục những bất cập đang cản trở quá trình phát triển, hội nhập của nước ta.

Đồng thời, nhu cầu về nâng cấp hệ thống cảng, xây dựng hệ thống cảng nước sâu cũng cấp thiết khơng kém do tình hình phát triển trên thị trường thế giới. Nếu khơng sớm phát triển hệ thống cảng biển, cảng Việt Nam sẽ khơng thể đón được tàu quốc tế ra vào cảng, và do đó mọi dịch vụ khác trong cảng nếu có được đầu tư trang thiết bị cũng chỉ là vô nghĩa.

Tóm lại, để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển Việt Nam hiện nay, đưa cảng Việt Nam thành một điểm trung chuyển hàng hoá quốc tế, chúng ta còn cần rất nhiều sự đổi mới, cải thiện. Nhưng biện pháp cần thiết nhất trước mắt là xây dựng hệ thống cảng nước sâu, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, cải cách thủ tục tàu ra vào nhanh chóng và tính tốn mức chi phí hợp lí, cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới.

Dịch vụ cảng biển và mơ hình quản lý … 83

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Giao Nhận - Vận tải hàng hố xuất nhập khẩu PGS. TS. Hoàng Văn Châu - ĐHNT

2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải trong điều kiện hội nhập.- Cục Hàng hải Việt Nam

3. Các văn bản pháp luật liên quan

4. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 Cục Hàng hải Việt Nam - NXB

5. Các tạp chí Visabatimes, tạp chí GTVT, tạp chí Hàng hải Việt Nam 6. Quản lí Nhà nước về giá cước vận tải biển và giá dịch vụ hàng hải trong nền kinh tế thị trường. - Đề tài nghiên cứu - Cục Hàng hải Việt Nam

7. The Study on the National Transport Development Strategy in the Socialist Republic of Vietnam - Technical Report No. 8 - JICA, MOT, TDSI

8. Đề án thí điểm một số cơ chế quản lí Nhà nước chuyên ngành tại thương cảng Sài Gịn, Thành phố Hồ Chí Minh - Cục Hàng hải Việt Nam

9. www.psa.com.sg 10. www.mpa.gov.sg 11. www.portnet.com

Một phần của tài liệu một số đặc điểm trong sự phát triển cảng singapore, bài học đối với VIệt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)