Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH

3. Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch

Theo q trình tạo ra dịch vụ và hàng hóa du lịch, có thể chia cơ sở hạ tầng du lịch thành các nhóm sau: cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian; các cơ sở lưu trú; nhà hàng; các khu vực dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí, phục vụ giao thơng vận tải,..

3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian:

Đây là hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật của các đại lý, văn phịng và cơng ty lữ hành du lịch, đảm nhận chức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch; làm cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp

sản phẩm du lịch khác hay với điểm du lịch. Với chức năng đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của bộ phận này chủ yếu là các văn phòng và các trang thiết bị văn phịng, các phương tiện thơng tin liên lạc

3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển du lịch:

Đây là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Chức năng chính của nó là đảm nhận cơng tác vận chuyển khách du lịch. Thành phần chính trong hệ thống này là các phương tiện vận chuyển, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý, điều hành, bán vé và các hoạt động tác nghiệp khác,..

3.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú:

Đây là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này tồn tại dưới hình thức khác nhau: khách sạn, motell, nhà trọ, biệt thự,…Thành phần chính của bộ phận này là hệ thống các tòa nhà với các phòng nghỉ và các trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện sinh hoạt hàng ngày cho du khách. Ngồi ta nó cũng bao gồm cả các cơng trình đặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo ra khung cảnh môi trường như hệ thống giao thơng nội bộ, các khn viên. Trong các loại hình trên, khách sạn là loại phổ biến hơn cả và có nhiều mức độ quy mơ khác nhau và hình thức cũng hết sức đa dạng.

Nhìn một cách tổng thể khơng phân biệt các loại hình lưu trú thì bộ phận này được xác định thành hai khu vực rõ rệt là khu vực đón tiếp và khu vực phịng ốc (buồng ngủ). Chúng đều được tạo ra trên cơ sở những quy định nghiêm ngặt của các chuẩn mực dịch vụ và được xây dựng thành những tiêu thức hết sức cụ thể. Trong đó, khu vực bng ngủ lại có vai trị quy định đến các khu vực còn lại.

3.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống

Cùng với hệ thống vơ sở hạ tầng lưu trú, cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống (nhà hàng) có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với bộ phận

lưu trú trong tổng thể của hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi cho hoạt động ăn uống của du khách. Với chức năng của mình, cơ sở hạ vật chất kỹ thuật của bộ phận này có hai thành phần nổi bật là cơ sở vật chất kỹ thuật của khu chế biến và bảo quản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ ăn (phòng tiệc, quầy bar).

Trong thực tế ở Việt Nam cũng như các nước khác, để đa dạng hóa sản phẩm và loại hình ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch có thể tổ chức các loại nhà hàng ăn uống khác nhau: nhà hàng ăn Âu, nhà hàng ăn Á, nhà hàng ăn theo phong cách dân tộc khác nhau, nhà hàng đặc sản,…Quầy Bar cũng có nhiều loại khác nhau rất phong phú và đa dạng.

3.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí:

Bộ phận này chủ yếu là các cơng trình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong vui chơi, rèn luyện sức khỏe nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận này bao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tennis, các cơng viên, khu vui chơi giải trí. Các cơ sở này có thể hoạt động độc lập hoặc gắn liền với các cơ sở lưu trú.

Ở Việt Nam có nhiều khu vui chơi giải trí lớn như: cơng viên nước Hồ Tây (Hà Nội). khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh),…

3.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bổ sung:

Bộ phận này chủ yếu là các cơng trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên. Hệ thống này bao gồm các khu vực giặt là, cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi, sân tennis,…Cơ sở vật chất kỹ thuật này thường được gắn liền với các cơ sở lưu trú. Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mơ của bộ phận lưu trú.

Ngồi các thành phần thuộc cơ sở hạ tầng của bản thân ngành du lịch, các thành phần khác thuộc cơ sở hạ tầng xã hội ảnh hưởng tới quá trình khai thác tiềm

năng du lịch là: hệ thống đường giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy,..), hệ thống cung cấp điện, hệ thống bưu chính viễn thơng, hệ thống cấp thoát nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)