Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phú thọ (Trang 109 - 110)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động

3.1. Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm

nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thức 7 thơng qua ngày 16/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 là cơ sở vững chắc cho việc quản lý các hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Ngành du lịch đã khẩn trương soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo Sở Thương mại – Du lịch tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản nói trên thành những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của địa phương và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Một thuận lợi cơ bản đối với du lịch Phú Thọ là từ năm 2006, Tỉnh Ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, trong đó xác định giai đoạn đến năm 2010 phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngành du lịch của tỉnh cần căn cứ vào Nghị quyết này để tham mưu cho UBND tỉnh hoạch định các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp và giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, …nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Một số giải pháp cụ thể:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư xã hội nhằm xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, nhất là thu hút các nguồn lực trong dân cư và tỉnh ngoài để đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng văn hóa- xã hội.

- Thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, tiền thu từ đất để khuyến khích đầu tư theo quy hoạch. Hàng năm, ngân sách tỉnh cân đối bố trí hỗ trợ cho các dự án do dân cư, tư nhân đầu tư theo chính sách khuyến khích của tỉnh.

- Khuyến khích các huyện, thành, thị khai thác nguồn lực từ quỹ đất và các nguồn lực khác để chủ động bố trí vốn đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Nâng cao khả năng tự cân đối, bố trí đầu tư hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, xã.

- Nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể trách nhiệm của từng sở, ngành trong việc huy động, tranh thủ nguồn lực đầu tư từ các cơ chế, chính sách của nhà nước, từ các dự án theo quy hoạch ngành trên địa bàn.

- Xây dựng và cụ thể hóa chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với các tập thể, cá nhân thu hút được các nguồn lực từ nước ngoài, tỉnh ngoài cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phú thọ (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)