Tình hình nợ xấu theo ngành

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 71)

Nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét về chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng, chất lượng tín dụng cao hay thấp, rủi ro tín dụng ít hay nhiều tuỳ thuộc vào khâu lựa chọn khách hàng, vào việc thẩm định trước khi cho vay, và việc theo dõi tình hình thu nợ gốc và lãi nhằm phát hiện kịp thời những yếu tố xấu trong quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Bảng 2.12 Nợ xấu theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 300 1,1 300 1,2 0 0 0 0 -300 -100 Công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xây dựng 750 2,8 600 2,4 80 0,5 -150 -20 -520 -86,7 Thương mại, dịch vụ 25.473 96,1 24.811 96,4 17.027 99,5 -662 -2,6 -7.784 -31,3 Tổng cộng 26.523 100 25.711 100 17.107 100 -812 -3 -8.604 -33

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của các năm được biểu hiện rất rõ nét và cụ thể:

Năm 2011 tổng nợ xấu là 26.523 triệu đồng. Năm 2012 tổng nợ xấu là 25.711 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 812 triệu đồng tương ứng giảm 3 %. Đến năm 2013 tổng nợ xấu là 17.107 triệu đồng, so với năm 2012 giảm 8.604 triệu đồng tương ứng giảm 33 %. Nợ xấu của các ngành tăng giảm được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.12 Nợ xấu theo ngành của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-2013

Nông nghiệp

Nợ xấu năm 2011 là 300 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,1%. Nợ xấu năm 2012 là 300 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,2%, so với năm 2011 không giảm về mặt giá trị nhưng về mặt tỷ trọng thì tăng 0,1% nguyên nhân là do nợ xấu năm 2012 giảm. Đến năm 2013 nợ xấu là 0 triệu đồng, so với năm 2012 giảm 300 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 100%. Nguyên nhân giảm là do thời tiết thuận lợi nông dân trúng mùa nên có tiền trả Ngân hàng, vì vậy nợ quá hạn của ngành này ngày một giảm và là dấu hiệu tốt cho phía Ngân hàng. Ngoài ra trong năm 2013, cơ cấu kinh tế tỉnh đã có sự thay đổi rất nhiều nên Ngân hàng rất hạn chế cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó mà trong năm 2013 không còn nợ xấu

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2011 2012 2013 Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng TMDV Năm T ri ệu đ ồn g

đối với lĩnh vực nông nghiệp.  Công nghiệp

Công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh số cho vay nhưng qua giai đoạn này ngành công nghiệp không có nợ xấu. Nguyên nhân là do khách hàng ngành công nghiệp luôn trả nợ đúng hạn để có thể tiếp tục vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực máy móc, may mặc, thực phẩm và giai đoạn này không có nhu cầu mua sắm tài sản cố định, họ chỉ tập trung vay vốn để bổ sung vốn lưu động và luôn trả nợ đúng hạn để có thể dễ dàng vay vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo, giá trị những khoản vay của các khách hàng là khá lớn do vậy các doanh nghiệp này không muốn để xảy ra những khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của họ, mặt khác khi quá hạn trả nợ họ phải trả thêm phần lãi phạt sẽ làm chi phí của họ tăng lên và có khả năng sẽ không được vay tiếp vì vậy mà doanh nghiệp ngành này luôn tự giác trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Xây dựng

Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng mà đa số là những công ty Nhà nước có nguồn vốn lớn, lượng khách hàng ngành xây dựng của Ngân hàng chưa nhiều, nợ xấu ngành xây dựng qua giai đoạn này giảm rõ rệt năm 2011 nợ xấu ngành xây dựng đạt 750 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,8% nợ xấu năm 2011, năm 2012 nợ xấu ngành xây dựng đạt 600 triệu giảm 150 triệu tương ứng giảm 20% so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 2,4% nợ xấu năm 2012, năm 2013 nợ xấu ngành xây dựng đạt 80 triệu đồng giảm 520 triệu đồng tương ứng giảm 86,7% so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,5% nợ xấu năm 2013. Ta thấy rằng nợ xấu ngành xây dựng giảm cả về tỷ trọng lẫn giá trị qua các năm nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế bất ổn không thuận lợi cho ngành xây dựng giá cả nguyên vật liệu leo thang làm một số khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, sau khi tình hình kinh tế ổn định hơn nhiều khách hàng đã trả

nợ cho ngân hàng và một số khoản đã chuyển ra ngoại bảng hạch toán nên tình hình nợ xấu giảm đáng kể.

Thương mại, dịch vụ:

Các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ chủ yếu kinh doanh các dịch vụ giải trí, mua bán bất động sản…, còn các ngành khác là nhóm khác hàng hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, điện thoại di động… Doanh số cho vay của ngân hàng đối với nhóm ngành này khá cao, do nhóm khách hàng này kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ khác nhau bên cạnh đó tình hình kinh tế luôn biến chuyển có lợi cho một nhóm khách hàng và có hại cho một nhóm khác tuy tình hình thu nợ có nhiều biến chuyển tốt nhưng vẫn còn nhiều khoản nợ qua hạn làm cho nợ xấu của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhưng qua giai đoạn này tuy giá trị nợ xấu ngành thương mại, dịch vụ giảm nhưng tỷ trọng tăng, nguyên nhân là do nợ xấu giảm qua từng năm.

Năm 2011 nợ xấu thương mại, dịch vụ đạt giá trị 25.473 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,1% tổng nợ xấu năm 2011, năm 2012 nợ xấu thương mại, dịch vụ đạt giá trị 24.811 triệu đồng giảm 662 triệu đồng tương ứng giảm 2,6% so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 96,45. Năm 2013 nợ xấu ngành thương mại, dịch vụ đạt giá trị 17.027 triệu đồng giảm 7.784 triệu đồng tương ứng giảm 31,3% so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 99,5%.

Nhìn chung, nợ xấu qua giai đoạn này (2011-2013) đều giảm rõ rệt, nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và xây dựng tuy có tồn tại nợ xấu nhưng giá trị không lớn, trong khi đó ngành công nghiệp là ngành có tỷ trọng cho vay cao nhất trong doanh số cho vay nhưng qua giai đoạn này ngành này không có nợ xấu đây là biểu hiện tốt cho hoạt động của Chi nhánh, tuy nợ xấu ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng về mặt giá trị đã giảm rất nhiều, và năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh < 3% tổng dư nợ, theo đúng quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w