Tình hình dư nợ theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 63)

Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, còn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu.

Ta có bảng số liệu về tình hình dư nợ theo nhóm nợ qua giai đoạn này của chi nhánh như sau:

Bảng 2.10 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 617.433 88,7 722.487 91,6 1.075.963 94,2 105.054 17,0 353.476 48,9 Nợ cần chú ý 51.781 7,4 40.767 5,2 48.992 4,3 -11.014 -21,3 8.225 20,2 Nợ dưới tiêu chuẩn 10.622 1,7 4.372 0,6 1.740 0,2 -6.250 -58,8 -2.632 -60,2 Nợ nghi ngờ 7.935 1,1 14.241 1,8 3.876 0,3 6.306 79,5 -10.365 -72,8 Nợ có khả năng mất vốn 7.966 1,1 7.097 0,9 11.491 1,0 -869 -10,9 4.394 61,9 Tổng cộng 695.737 100 788.965 100 1.142.06 3 100 93.228 13,4 353.098 44,8

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo nhóm nợ như sau:

Biểu đồ 2.10 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của BIDV Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011-2013

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng tình hình dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tốt. Tình hình cụ thể như sau:

Nợ đủ tiêu chuẩn ( Nhóm 1)

Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và ngày càng tăng lên về mặt tỷ trọng. Năm 2011 nợ đủ tiêu chuẩn đạt giá trị 617.433 triệu đồng chiếm 88,7% tổng dư nợ năm 2011, năm 2012 dư nợ nợ đủ tiêu chuẩn đạt 722.487 triệu đồng tăng 105.054 triệu đồng, tương ứng tăng 17% so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 91,6% trong tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ nợ đủ tiêu chuẩn đạt giá trị 1.075.963 triệu đồng tăng 353.476 triệu đồng tương ứng tăng 48,9% so với năm 2012 đạt 94,2% tổng dư nợ năm 2013. Thực chất như tên gọi của khoản nợ, nợ đủ tiêu chuẩn là khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Vậy tỷ trọng khoản nợ này giảm hay tăng trong tổng các khoản mục nợ đều không gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng không gây rủ ro tín dụng cho chi nhánh.

Đây là khoản nợ không tác động đến hoạt động của chi nhánh, giá trị khoản nợ này tăng nhanh qua giai đoạn này cho thấy khả năng cho vay cũng như quy

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 T ri ệu đ ồn g Nợ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Năm

mô hoạt động của chi nhánh phát triển. Hoạt động tín dụng của chi nhánh khả quan hơn. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã thực hiện đạt mục tiêu theo định hướng đã xây dựng là tăng trưởng dư nợ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Nợ cần chú ý ( Nhóm 2)

Qua giai đoạn này ta thấy nợ cần chú ý tăng giảm không đều nhau, nhưng tỷ trọng dư nợ thì giảm qua các năm. Năm 2011 dư nợ nợ cần chú ý đạt 51.781 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,4% tổng dư nợ, năm 2012 dư nợ nợ cần chú ý đạt 40.767 triệu đồng giảm 21,3% và chiếm tỷ trọng 5,2% trong tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ nợ cần chú ý đạt 48.992 triệu đồng tăng 8.225 triệu đồng tương ứng tăng 20,2% so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 4,3% trong tổng dư nợ. Tuy giá trị tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2013 nợ nhóm 2 có tăng nhưng là tăng so với năm 2012, và nhỏ hơn năm 2011.

Nhìn chung, chi nhánh BIDV Thanh Hóa luôn chú trọng mục tiêu an toàn trong các khâu. Để làm tốt được điều đó chi nhánh đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt rủi ro tín dụng là rủi ro chính. Việc triển khai chính sách quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt và nhất quán trong toàn hệ thống.

Nợ dưới tiêu chuẩn ( Nhóm 3)

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ nhóm này giảm mạnh qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ nhóm này đạt được là 10.622 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,7% tổng dư nợ năm 2011, năm 2012 dư nợ nhóm này đạt 4.372 triệu đồng giảm 6.250 triệu đồng tương ứng giảm 58,8% so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 0,6% tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ nhóm này đạt 1.740 triệu đồng giảm 2.632 triệu đồng tương ứng giảm 60,2% so với năm 2012 tỷ trọng nợ nhóm này vào năm 2013 chiếm 0,2% tổng dư nợ. Đạt được kết quả như vậy là do BIDV đã ra sức nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn, một số khoản nợ chưa thu hồi được thì chuyển nhóm.

Nợ nghi ngờ ( Nhóm 4):

Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của chi nhánh càng lớn.

Năm 2011 dư nợ nhóm nợ nghi ngờ đạt 7.935 triệu đồng chiếm 1,1% tổng dư nợ năm 2011, năm 2012 dư nợ nhóm nợ nghi ngờ đạt giá trị 14.241 triệu đồng tăng 6.306 triệu đồng tương ứng tăng 79,5% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 1,8% tổng dư nợ năm 2012. Năm 2013 dư nợ nhóm nợ nghi ngờ đạt giá trị 3.876 triệu đồng giảm 10.365 triệu đồng tương ứng giảm 72,8% so với năm 2012, và tỷ trọng nhóm nợ nghi ngờ chiếm 0,3% tổng dư nợ năm 2013. Nguyên nhân làm cho dư nợ nhóm này tăng cao ở năm 2012 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Năm 2013 với sự làm việc năng nỗ của toàn thể nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng, họ đã hết mình với công việc, có phương pháp cũng như kỹ thuật để thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đó cũng có một số khoản nợ nghi ngờ được chuyển nhóm đã làm giảm đáng kể nợ nghi ngờ.

Nợ có khả năng mất vốn ( Nhóm 5):

Qua giai đoạn này dư nợ nhóm 5 tăng giảm không đồng đều và chiếm tỷ trọng còn khá cao trong 3 nhóm nợ xấu, và có xu hướng tăng mạnh.

Năm 2011 dư nợ nhóm nợ này đạt giá trị 7.966 triệu đồng chiếm 1,1% tổng dư nợ năm 2011, sang năm 2012 dư nợ nhóm này giảm còn 7.097 triệu đồng, tương ứng giảm 10,9% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ nhóm này đạt 11.491 triệu đồng tăng 4.394 triệu đồng tương ứng tăng 61,9% so với năm 2012 và chiếm 1,0% tổng dư nợ năm 2013. Dư nợ nhóm này tăng đột biến trong năm 2013 là do có một số khoản được chuyển nhóm xuống.

Trước những biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước. BIDV Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng cần phải kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nợ nhóm 5 của Ngân hàng có xu hướng tăng, đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này để hoạt động Tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w