Nam chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011 - 2013
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên mà các Ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Sau đây là tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua giai đoạn năm 2011 -2013:
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của BIDV chi nhánh Thanh Hóa qua giai đoạn năm 2011 - 2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 365.755 49,9 659.697 83,6 816.306 72 293.942 80 110.240 17 Vốn điều chuyển 369.828 50,1 128.565 16,4 323.000 28 -241.263 -65 194.435 151 Tổng 733.244 100 789.000 100 1.139.306 100 55.756 8 24.017 3
Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn của BIDV chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn năm 2011 - 2013.
Nhìn chung giai đoạn năm từ 2011 – 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng từ 733.244 triệu đồng lên 1.139.306 triệu đồng. Trong đó, vốn điều chuyển thì tăng giảm không đồng đều qua các năm.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động là loại vốn có tỷ trọng cao nhất, qua giai đoạn này đều tăng giá trị tuyệt đối và cả tỷ trọng nhưng vào năm 2013 có giảm về tỷ trọng. Cụ thể thì năm 2011 tỷ trọng vốn huy động chiếm 49,9%, sang năm 2012 tỷ trọng này chiếm tới 83,6% và đạt được 72% vào năm 2013. Điều này càng chứng tõ Ngân hàng đã đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí trong huy động vốn, vì nguồn vốn huy động là nguồn vốn ít tốn kém chi phí so với các nguồn vốn huy động khác như: vốn vay, phát hành các chứng từ có giá, …Về mặt giá trị tuyệt đối thì năm 2012 tăng 80% tương ứng 293.942 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 17% tương ứng tăng 110.240 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tâm lý lo sợ của người dân khiến cho nguồn vốn huy động hạn hẹp, một mặt do sự cạnh tranh thu hút vốn của các NHTM khác trên địa bàn tuy nhiên điều này đã được cải thiện ở năm 2012 khi nguồn vốn huy động tăng mạnh và chiếm đến 83,6% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh đã có một chính sách huy động vốn hiệu quả, Ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu tìm cách đưa ra
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 T ri ệu đ ồn g Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn Năm
nhiều hình thức huy động nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội và các tổ chức kinh tế.
Vốn điều chuyển qua giai đoạn này tăng giảm không đồng đều, năm 2011 vốn điều chuyển là 369.828 triệu đồng chiếm 50,1% tổng nguồn vốn, năm 2012 vốn điều chuyển giảm chỉ còn 128.565 triệu đồng chiếm 16,4% tổng nguồn vốn nhưng năm 2013 vốn điều chuyển tăng lên 28% tổng nguồn vốn tương đương 323.000 triệu đồng. Nhìn chung tỷ trọng vốn điều chuyển đã giảm đáng kể qua giai đoạn này, từ 50,1% tổng nguồn vốn ở năm 2011 chỉ còn 28% vào năm 2013, trong khi đó năm 2012 vốn điều chuyển chỉ chiếm 16,4%. Đây là một xu hướng tốt cần được duy trì trong những năm tiếp theo. Ngân hàng cần có những chính sách huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn này vừa qua là khá hiệu quả với những hình thức tiết kiệm và nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, việc huy động vốn từ Hội sở là để bù đắp thiếu hụt cho vay một khi vốn huy động không đủ cho nhu cầu vay của khách hàng và trong giai đoạn này vừa qua lượng vốn từ Hội sở chuyển về đã giảm dần cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.