TẠI CÔNG TY DONA PACIFIC VIỆT NAM:
Qua phân tích tình hình tài chính tại cơng ty Dona Pacific Việt Nam ta thấy được tình hình tài chính của cơng ty qua 2 năm 2005 và 2006 chưa tốt. Cụ thể như sau:
1. Về kết cấu tài sản:
Ta thấy kết cấu tài sản thay đổi, tài sản ngắn hạn từ 35,46% ở đầu năm tăng lên 43,32% ở cuối năm và tài sản dài hạn từ 64,545 ở đầu năm giảm xuống còn 56,68% ở cuối năm.
Tổng tài sản năm sau so với năm trước đã tăng 14,80% ứng với số tiền tăng là 88.238.886 ngàn đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 40,22% ứng với số tiền tăng là 85.066.927 ngàn đồng. Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản gây ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn tăng 0,82% ứng với số tiền tăng là 3.171.959 ngàn đồng. TSCĐ tăng lên trong kỳ không đáng kể nguyên nhân do khoản khấu hao TSCĐ tăng lên. Điều này cho thấy công ty cần chú trọng đầu tư TSCĐ theo chiều sâu nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Về kết cấu nguồn vốn:
Ta thấy kết cấu nguồn vốn thay đổi: Nợ phải trả từ 37,68% đầu năm tăng lên 47,39% ở cuối năm và vốn chủ sở hữu từ 62,32% ở đầu năm giảm xuống còn 52,61% ở cuối năm.
Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 44,36%, tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 3,09%. Điều này cho thấy cơng ty khơng ổn định về mặt tài chính, khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn là không tốt. Qua đây cho thấy tình hình tài chính của cơng ty chưa tốt.
Ta thấy hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán bằng tiền tăng qua hai năm nhưng ở mức thấp. Và cả hai hệ số đều dưới mức bình thường và hệ số thanh tốn nhanh thì giảm và chưa cao. Cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty chưa tốt, cơng ty đang gặp phải những khó khăn nhất định.
4. Về tình hình thanh tốn:
Khoản phải thu cuối năm so với đầu năm giảm 14,07% chứng tỏ vốn bị chiếm dụng giảm xuống, tỉ lệ vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. Khoản phải thu giảm xuống hcứng tỏ cơng ty có tổ chức quản lý và thu hồi tốt các khoản nợ.
Khoản phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 44,36% chủ yếu là khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Sử dụng vốn vay để tổ chức mở rộng kinh doanh làm tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tốt nhưng phải trả chi phí lãy vay nên cơng ty cần cân nhắc cho hợp lý.
5. Về hiệu quả sử dụng vốn:
Qua phân tích ta thấy các hệ số về sử dụng toàn bộ vốn, sử dụng vốn cố định, sử dụng vốn lưu động đều cao. Các chỉ tiêu trên đều lấy donh thu thuần để làm căn cứ so sánh với vốn. Ý nghĩa của những chỉ tiêu này là 1 đ vốn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ở đây các hệ số này đều đạt ở mức cao nhưng cơng ty vẫn khơng có lợi nhuận bởi vì ta thấy mặc dù tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của giá vốn nhưng không đáng kể cộng thêm các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác sẽ dẫn đến lỗ. Nếu ta xét riêng từng chỉ tiêu thì cơng ty sử dụng vốn có hiệu quả nhưng xét trên tổng thể thì sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Tóm lại qua phân tích tình hình tài chính qua hai năm 2005 và 2006 cho thấy thực trạng tài chính của cơng ty chưa tốt, sử dụng vốn chưa hiệu quả.