2.1.1. Sự phát triển TMĐT trên Thế giới
Xuất hiện từ năm 1994, tới nay cùng với sự phát triển của Internet, thương mại điện tử ngày càng thể hiện rõ những ưu thế vượt trội của mình đối với doanh nghiệp và cá nhân trên khắp thế giới trong hoạt động kinh doanh. Số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng cùng với những chuyển biến về chất lượng dịch vụ viễn thông là những tiền đề giúp cho thương mại điện tử phát triển và qua đó hợp đồng điện tử ký kết tăng lên.
Nếu như tới cuối năm 2000, số lượng người sử dụng internet trên thế giới ở mức khoảng 360.984,5 tỷ người thì tới năm 2011, số lượng người sử dụng internet đã tăng lên mức 6.930.055,2 tỷ người ( chiếm 32.7% dân số thế giới), trong đó Châu Á chiếm 44.8%.
Bảng 2.1. Số người sử dụng interner trên thế giới. Khu vực Dân số Số người sử dụng Internet 31/12/2000 Số người sử dụng Internet năm 2011 Tỷ lệ người sử dụng Internet/tổng dân (%) Mức tăng trường 2000-2011 Tỷ lệ người sử dụng internet theo khu
vực (%) Châu Phi 1,037,524,058 4,514,400 139,875,242 13.5% 2,988.4% 6.2% Châu Á 3,879,740,877 11,304,000 1,016,799,076 26.2% 789.6% 44.8% Châu Âu 816,426,346 105,096,093 500,723,686 61.3% 376.4% 22.1% Trung Đông 216,258,843 3,284,800 77,020,995 35.6% 2,244.8% 3.4% Bắc Mỹ 108,096,800 273,067,546 78.6% 152.6% 12.0% Châu Mỹ Latin 597,283,165 18,068,919 235,819,740 39.5% 1,205.1% 10.4% Châu Đại Dương 35,426,995 7,620,480 23,927,457 67.5% 214.0% 1.1% Thế giới 6,930,055,154 360,985,492 2,267,233,742 32.7% 528.1% 100.0% Nguồn: internetworldstats.com
Hình 2.1. Số lượng và tỷ lệ người sử dụng in trên thế giới.
Phân bố theo khu vực, đơn vị: triệu người
Nguồn: internetworldstat.com
Mặc dù tính về số lượng người sử dụng, châu á đứng đầu bảng nhưng nếu xét trên tỷ lệ người sử dụng in trên tổng số dân, châu á chỉ đứng thứ 6 trong tổng số 7 khu vực được xem xét, chỉ trên Châu Phi. Trong khi đó, bắc Mỹ đứng đầu bảng, thứ hai là Autralia, thứ ba là Châu Âu theo bảng số liệu dưới đây:
Hình 2.2 : Tỷ lệ người sử dụng internet tại các khu vực trên Thế giới.
hiện nay thì càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thơng qua internet.
Một số hợp đồng điện tử điển hình được giao kết giữa khách hàng là cá nhân và người tiêu dùng với doanh nghiệp thơng qua các website bán hàng trực tuyến có uy tín hàng đầu thế giới như ebay, amazon.. Trung bình trên thế giới, có khoảng 30% doanh nghiệp tiến hành giao dịch trực tuyến. Cụ thể tại các nước phát triển, khoảng 2/3 doanh nghiệp đã có website có khả năng tương tác với khách hàng để tiến hành giao dịch trực tuyến trong khi tại các nước đang phát triển, con số này chỉ là 20%. Tại các nước phát triển, có khoảng 70% doanh nghiệp thực hiện các đơn đặt hàng và đặt hàng qua mạng trong khi tại các nước đang phát triển chỉ có 13,9% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua mạng và 22,5% doanh nghiệp tiến hành mua sắm qua mạng.
2.1.2. Khung pháp luật cho việc ký kết hợp đồng điện tử.
2.1.2.1. Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL ( 1996)
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ( UNCITRAL) đã soạn thảo một Luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình. Tinh thần của Luật mẫu là đảm bảo các hợp đồng điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho những hợp đồng bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;
Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử; Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tơn trọng;
Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung; luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà khơng đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định;
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của mình.
2.1.2.2. Cơng ước của Liên hợp quốc về việc sử dụng chứng từ điện tử trong Hợp đồng Quốc tế.
Công ước LHQ về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế . Về nội dung chuyên môn, Công ước này do Ủy ban LHQ về khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất của ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.
Công ước này khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương lượng và ký kết thông qua thơng tin điện tử đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương với các hợp đồng thương lượng truyền thống. Dựa trên nền tảng đó, cơng ước được đánh giá là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.
Việc áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ góp phần xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế, nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý
giúp doanh nghiệp tiến hành thương mại hiện đại, hiệu quả nhất.
Ngày 06/07/2006, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ ký kết chính thức Cơng ước này với sự tham gia của 60 quốc gia thành viên LHQ, hơn 10 nước quan sát viên trong đó Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên. Và sau đây là khung pháp luật cho việc ký kết hợp đồng điện tử của một số nước trên Thế giới: