CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
gia ký kết HĐĐT
3.1.1. Cơ hội cho Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng điện tử
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, u cầu giao dịch điện tử qua mạng nói riêng đang ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết đặc biệt với những nước đang phát triển. Doanh nghiệp vốn khó có thể cạnh tranh thông qua các phương thức truyền thống như kho chứa hàng lớn, vốn lớn, mối quan hệ rộng, quảng cáo rộng thì hiện nay với việc dễ dàng tạo một trang web bán hàng, tham gia các sàn giao dịch miễn phí, quảng cáo rẻ trên các cơng cụ tìm kiếm, chào hàng và chấp nhận chào hàng qua email…doanh nghiệp có thể có được thị phần nhất định trên thị trường đầy cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao với việc sử dụng công nghệ quản lý phần mềm và cơng nghệ tự động hóa quy trình thực hiện hợp đồng điện tử đã giúp cho cá nhân cũng như doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch thương mại điện tử thuận tiện và dễ dàng hơn, cũng nhờ có ứng dụng CNTT và TMĐT cùng với việc tích cực ký kết hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn ở trong cũng như ngoài nước.
Việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO( vào ngày 11/01/2007) doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được mở rộng thị trường ra tất cả các nước thành viên WTO. Thương mại điện tử sẽ giúp các DNVN tiết kiệm chi phí trong đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.Ngoài ra việc tăng cường ký kết HDDDT cũng là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam theo kịp sự phát triển của TMĐT trên thế giới, trong đó có việc phải bắt kịp với thủ tục khai báo hải quan điện tử, với quy trình thanh tóan điện tử…Rõ rang,
thương mại điện tử, từ đó tác động đến nhu cầu ký kết HĐĐT
3.1.2. Thách thức đối với Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng điện tử.
Tuy nhiên, việc sử dụng HĐĐT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng và khối lượng giao dịch, cũng như chủng loại sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa thị trường cho sự phát triển của HĐĐT còn khá nhỏ bé. Điều này hồn tồn có cơ sở. Chúng ta hãy cùng xem những thách thức đối với sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và HĐĐT nói riêng.
Thách thức lớn nhất trong ứng dụng HĐĐT là hạ tầng CNTT&TT. Điều này cho thấyvấn đề hạ tầng CNTT&TT trong các năm qua đã được cải thiện song vẫn còn một số sự cố như: đường truyền chậm, mạng bị ngắt,..do đó chất lượng chưa làm hài lòng người sử dụng.
Đứng thứ hai là vấn đề hệ thống thanh toán. Mặc dù hệ thống đã sẵn sàng song người tiêu dùng vẫn chưa có đủ lịng tin và thói quen để áp dụng phương pháp thanh toán mới này.
Thứ ba là hành lang pháp lý chưa thực sự hịan thiện.Kéo theo nó là các vấn đề an ninh mạng, tội phạm máy tính như: lợi dụng công nghệ để xâm nhập vào tài khoản, trộm thơng tin thẻ tín dụng, tạo đơn hàng giả… Ngồi ra, cịn các trở ngại khác như dịch vụ logistcs, quy định về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, việc tham gia các hiệp ước quốc tế liên quan tới thương mại điện tử.
Vấn đề bảo mật trong giao dịch điện tử cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử. Mối nguy cơ trong bảo mật khiến nhiều người đã không dám sử dụng hay tiếp tục phương thức thanh tóan qua mạng vì sợ đánh cắp thơng tin hay mất tiền. Nếu việc bảo mật khơng tốt thì thậm chí khó có để thẩm tra được người ký kết hợp đồng mua bán trực tuyến cũng chính là chủ thẻ hay không.
Bài học thứ nhất : Cần phải am hiểu về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và hợp đồng điện tử
Khi cá nhân hay doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử nhất thiết cần phải có kiến thức về cơng nghệ thơng tin. Nếu khơng có kiến thức về CNTT thì làm sao cá nhân hay doan nghiệp đó có thể sử dụng máy tính, viết e-mail hay vào chatroom vào các website mua bán hay đấu giá trực tuyến.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hiểu biết về CNTT thì chưa đủ cá nhân hay doanh nghiepẹ muốn tham gia GDĐT nhất thiết phải hiểu TMĐT nói chúng, HĐĐT nói riêng. Họ cần biết loại GDĐT mà họ đang tham gia là loại B2B, C2C hay B2C từ đó có thể tìm hiểu pháp luật cụ thể đối với loại hình giao dịch điện tử mà họ đang tham gia. Phải có kiến thức về HĐ ĐT để hiểu rằng khi click chuột vào nút “ Tôi đồng ý/ I accept( agree)” tức là hợp đồng đã được giao kết. Hơn nữa, muốn xác định mức độ tin cậy, địa vị pháp lý của các bạn hàng (có thể là bên bán hay bên mua) cần căn cứ vào chữ ký điện tử của các bên. Chữ ký đã được chứng thực hay chưa? Uy tín của bạn hàng ra sao? Mặt khác, hiểu biết về TMĐT cịn là hiểu biết về thanh tốn trực tuyến sao cho nhanh nhất, chính xác nhất mà vẫn đảm bảo an toàn.
Bài học thứ hai: Cần phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử
Hiện nay khung pháp luật về TMĐT và HĐĐT đã có những chưa đầy đủ. Cần tiếp tục bổ sung, ban hành them các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Giao dịch điện tử 2005 về giao dịch điện tử giữa cá nhân và cá nhân (C2C), giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B).
Bài học thứ ba: Cần phải đảm bảo hạ tầng, hệ thống kỹ thuật công nghệ đạt chất lượng tốt hơn, ổn định hơn
tử đó là yếu tố về cơng nghệ. Cơng nghệ đóng vai trị mấu chốt, quyết định đến sự phát triển của thương mại điện tử. Chuyện gì sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp đang tiến hành giao dịch điện tử cụ thể đang đặt hàng qua mạng mà đột nhiên có lỗi về kỹ thuật làm đường truyền bị gián đoạn, đơn hàng khơng được gửi đi. Rất có thể sự chậm chễ trong việc đặt lơ hàng đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả doanh thu của cả một doanh nghiệp. Hay khi nhưng đột nhiên hạ tầng mạng gặp trục trặc, máy chủ báo lỗi hoặc hệ thống thông tin bị virus tấn cơng, đơn đặt hàng từ nước ngồi kia không đến tay doanh nghiệp hoặc nội dung của đơn đặt hàng bị virus làm sai lệch thông tin và dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, thậm chí làm mất đi cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đảm bảo an tồn, ổn định của mạng, hạ tầng và hệ thống kỹ thuật công nghệ phải đặt chất lượng tốt là một yêu cầu đặc biệt quan trọng.
3.3. Các giải pháp phát triển việc ký kết HĐĐT tại Việt Nam
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển ngày càng nhanh chóng do nhu cầu thương mại cũng như sự năng động của một số doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để Việt Nam luôn tham gia ký kết hợp đồng một cách thành công và thuận tiện nhất thì người viết xin đề ra một vài phương thức, giải pháp như sau:
Thứ nhất là phát triển, nâng cao nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp về hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử thì chính lãnh đạo của doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm nhìn nhận được tầm quan trọng của hợp đồng điện tử từ đó tiến hành phổ biến, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của các cán bộ công nhân viên. Bởi vì chính các doanh nghiệp mới là người tham gia vào các giao dịch điện tử phát triển việc sử dụng hợp đồng điện tử.
phương tiện điện tử và các mạng viễn thơng, đặc biệt là mạng internet.Vì vậy, việc ký kết hợp đồng điện tử phụ thuộc nhiều vào các phương tiện điện tử cũng như các phần mềm để thực hiện việc ký kết các HĐĐT. Việc sử dụng các phần mềm để ký kết giúp cho các bên tham gia vào ký kết hợp đồng đảm bảo tính tồn vẹn của hợp đồng, hạn chế rủi ro mạng tính kỹ thuật về HĐĐT.Các phần mềm đó thường gồm những phần mềm cụ thể như sau: Phần mềm giới thiệu sản phẩm, phần mềm giỏ mua hàng, phần mềm xử lý giao dịch…bên cạnh đó cịn một số phần mềm khác như: phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, phần mềm quản trị thông tin, dữ liệu….
Để tham gia giao dịch thương mại điện tử và ký kết HĐĐT thành công các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến marketing websie của mình, marketing chính là chìa khóa cho sự thành cơng trong TMĐT. Để marketing tốt, doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhân lực am hiểu về marketing truyền thống và marketing qua mạng. Bên cạnh marketing website thì doanh nghiệp ln ln phải chú trọng chăm sóc chất lượng website thường xuyên về mặt nội dung, hình ảnh…việc này có thể có một nhân viên đứng ra đảm nhiệm hoặc nếu doanh nghiệp khơng có nhiều nội dung mới một cách thường xuyên thì cơng việc này có thể giao cho bộ phận kinh doanh kiểm nhiệm, khơng phát sinh thêm chi phí nhân sự.
Để tham gia giao dịch trên internet một cách thành công và để lại ấn tượng cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng, điều này là quan trọng. Việc hỗ trợ khách hàng qua mạng một cách chuyên nghiệp góp phần rất lớn vào thành cơng của doanh nghiệp trong TMĐT nói chung và ký kết HĐĐT nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên phụ trách việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.
3.4. Kiến nghị dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ký kếthợp đồng điện tử hợp đồng điện tử
đồng điện tử
Mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lý cho thương mại điện tử đã tương đối hòan thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Mặc dù vậy, việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử diễn ra chậm, làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thương mại điện tử, đồng thời những quy định cụ thể và bảo vệ người tiêu dùng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng cũng chưa có. Vì vậy, để hịan thiện hơn hệ thống pháp lý có thể thúc đẩy sự phát triển của hợp đồng điện tử, chúng ta cần:
Đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử, đặc biệt là thông tư hướng dẫn việc giao kết hợp đồng thơng qua các website.
Ngồi ra, trong q trình ban hành pháp luật quy định về hợp đồng điện tử nói riêng và thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung, chúng ta cần lưu ý đến xu thế tồn cầu hóa ngày nay. Vì thế phương thức hoạt động mia bán hàng hóa, đầu tư quốc tế ngày càng đa dạng và phương thức giao dịch mua bán, đầu tư trên các website là một phương thức phổ biến và đang là một vấn đề Việt Nam cần quan tâm trong tiến trình hội nhập. Chủ thể tham gia các giao dịch thương mại điện tử hiện nay không chỉ dừng lại các tổ chức cá nhân nước ngoài với tổ chức cá nhân Việt Nam mà cịn có giao dịch giữa các tổ chức cá nhân Việt Nam với nhau.
Nhanh chóng xây dựng hệ thống hành pháp, đưa luật và các văn bản dưới luật nhanh chóng đi sâu vào thực tế hơn. Xây dựng cơ chế, bộ máy hữu hiệu để thực thi pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.
Ban hành bộ luật bảo vệ người tiêu dùng. Một trong những cản trở đối với thói quen mua sắm trên mạng của người Việt Nam chính là việc thiếu những điều chỉnh, quy định của pháp luật nhằm tránh rủi ro cho người tiêu dùng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ điện tử.
Trung Quốc, Singapore…trong việc ban hành và thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc tham gia vào các giao dịch điện tử.
3.4.2.Đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức liên quan cũng như các doanh nghiệp tham gia giao kết thực hiện hợp đồng và nguồn nhân lực trong tương lai.
a, Đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức liên quan đến q trình giao kết và
thực hiện hợp đồng điện tử.
Bộ Công thương cần đi tiên phong trong việc tổ chức các khóa tập huấn TMĐt cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế- thương mại ở hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước.
Nâng cao kiến thức và trình độ của đội ngũ quản lý nhà nước về thương mại điện tử là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển đồng bộ và có hệ thống. Vì vậy, cần tiến hành đào tạo cho cán bộ quả lý nhà nướ làm cơng tác hoạch định chính sách và thực thi pháp luật về thương mại điện tử ở Trung ương và các tỉnh, thành phố.
Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử cho các cán bộ quản lý nhà nước về thương mại điện tử phải được triển khai một cách bài bản thơng qua nhiều hình thức như hội thảo, tập huấn, tọa đàm, trao đổi.
b, Đào tạo các doanh nghiệp tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức hữu quan và doanh nghiệp phải chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng triển khai ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp.
nghệ cao, đội ngũ giảng viên tâm huyết, say mê nghiên cứu và giảng dạy thương mại điện tử, đội ngũ này vừa phải đủ về số lượng, vừa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Giảng dạy thương mại điện tử phải gắn kết giữathực và hành, tăng cường sự liên kết giữa giảng dạy ở nhà trường với các doanh nghiệp cung cấp công nghệ, giải pháp kinh doanh thương mại điện tử. Nhanh chóng triển khai hình thức đào tạo trực tuyến ( e-learning) cho các ngành học, trong đó có thương mại điện tử. Đào tạo trực tuyến có rất nhiều lợi ích và phát triển mạnh trong hoạt động thương mại điện tử cụ thể. Vì vậy, sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến để giảng dạy thương mại điện tử có thể có nhiều lợi ích to lớn cho cả hoạt động đào tạo và kinh doanh dịch vụ.
3.4.3. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện giaokết hợp đồng điện tử. kết hợp đồng điện tử.
Việc ký kết HĐĐT chỉ có thể thành cơng nếu các quốc gia có cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin và truyền thông tốt. Hệ thống thông tin phải đảm bảo về tốc độ truyền dẫn thông tin đủ lớn, đủ ổn định và an toàn cao. Trước hết các doanh nghiệp phải có khả năng tiếp cận với dịch vụ truyền thông, đặc biệt là internet trong thời gian tới, với chi phí phù hợp và chất lượng dịch vụ tốt có thể đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của riêng mình nhằm phục vụ các giao dịch điện tử.
Đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thơng địi hỏi chi phí rất lớn, đầu tư đồng bộ vào nhiều lĩnh vực như: nguồn cung cấp điện, công nghệ thông tin truyền thông, nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống thông tin, bảo mật.
Bên cạnh việc nhập khẩu trang thiết bịm cần tăng cường liên doanh, chuyển giao công nghệ để phát triển các cơ sở lắp rắp, sản xuất thiết bị tin
học đáp ứng những hoạt động đặc thù trong giao dịch điện tử.
3.4.4. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, niềm tin của doanhnghiệp cá nhân về hợp đồng điện tử