.Thực trạng ký kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ký kết hợp đồng điện tử kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45)

2.2.1. Khung pháp luật cho việc ký kết HĐĐT tại Việt Nam

Có thể khẳng định đến hết năm 2010, khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.

a, Luật giao dịch điện tử năm 2005

Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, an ninh, an tòan, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử. Phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật là giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.

thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thơng điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống…

Các bên tham gia hợp đồng điện tử có quyền tự do thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết hợp đồng; có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật; chứng thực, có điều kiện đảm bảo tính tịan vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó…

Luật nghiêm cấm các hành vi: cản trở việc lựa chọn giao dịch điện tử, cản trở ngăn chặn trái phép q trình chuyển gửi và nhận thơng điệp dữ liệu; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc tịan bộ thơng điệp dữ liệu, tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm ( virus) làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật, gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác…

Nhà nưóc cơng nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngòai phải căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định liên quan khác…

b, Luật thương mại

Luật thương mại ( sửa đổi) được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là văn bản pháp lý làm nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Điều 15 của Luật quy định “ Trong hoạt động thương mại, các thơng điệp dữ

Điều 120 ( các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ) trong đó coi “ Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ trên internet” là một hình thức

trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.

c, Bộ luật dân sự

Tại khoản 1, điều 124 “ Hình thức giao dịch dân sự” của Bộ luật dân sự ( Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) quy định “ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện

điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về trường hợp giao kết, sửa đổi,

thực hiện, hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận, nếu khơng có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

d, Nghị định thương mại điện tử, nghị định về chữ ký số

* Nghị định về thương mại điện tử

Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 09/06/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng. Nghị định này đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử.

Trong năm 2007 các cơ quan quản lý đã tiến hành soạn thảo hai thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử. Đó là Thơng tư của Bộ Cơng Thương về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử và thông tư

phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, hai thơng tư này cơ bản hồn thành về mặt nội dung và được đưa ra xin ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp trước khi chính thức ban hành.

Thông tư hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được xây dựng trong bối cảnh số lượng website thương mại điện tử đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mơ hình hoạt động của các website thương mại điện tử. Mọi giao dịch đều tiến hành một cách tự phát và khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, Thơng tư được xây dựng nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn mực chung cho các website thương mại điện tử, nâng cao tính minh bạch của mơi trường giao dịch, đồng thời giúp bảo vệ và cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Nội dung chính của Thơng tư gồm những quy định về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, thời điểm giao kết và giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến, nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về cung cấp thông tin liên quan đến các điều khỏan hợp đồng. Thông tư cũng quy định chi tiết các cơ chế rà sóat và xác nhận điều khỏan hợp đồng, thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên website thương mại điện tử.

Văn bản thứ hai hướng dẫn Nghị định về Thương mại điện tử được xây dựng trong năm 2007 là Thông tư liên tịch Bộ Công thương- Bộ Y tế hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các các phương tiện điện tử. Thuốc là mặt hàng thích hợp cho mua bán trực tuyến vì giá trị cao, khối lượng nhỏ. Việc bán thuốc và công khai giá thuốc trên mạng internet sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn thuốc khác nhau, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Mặt khác, thuốc chữa bệnh là mặt hàng kinh doanh đặc biệt, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nên cũng

vi gian lận, lừa dối khách hàng. Cho tới nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư thiết lập website bán thuốc qua mạng. Tuy nhiên, chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động bán thuốc qua mạng nên những doanh nghiệp này mặc dù đã thiết lập website vẫn chưa thể tiến hành kinh doanh trong thực tế.

* Nghị định về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/02/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến việc sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an tòan cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

* Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Ngày 23/02/2007, chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chị tiết thi hành Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an tịan, hiệu quả, giúp chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ…đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trong nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

2.2.2. Thực trạng ký kết HĐĐT tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng tăng, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT chú trọng đầu tư cho TMĐT và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp, theo một điều tra của Bộ Công thương về thương mại điện tử năm 2010 cho thấy tỷ lệ trung bình trong mỗi doanh

bình của năm 2009 ( 25,8 máy tính/doanh nghiệp). Do mức độ chênh lệch về tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa hai năm, tỷ lệ tuyệt đối về máy tính trong doanh nghiệp giảm là tất yếu. Do đó, cần xem xét tỷ lệ tương đối về số nhân viên trên một máy tính trong mỗi doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ lệ này là 6,4% có xu hướng giảm dần qua các năm( năm 2009 là 8,2%; năm 2008 là 10%). Điều này cho thấy xu hướng tăng hàm lượng lao động tri thức trong doanh nghiệp, số lượng cơng nhân sử dụng máy vi tính phục vụ cho cơng việc ngày càng tăng.

Theo lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp tài chính, CNTT và TMĐT và sản xuất, cơng nghiệp, năng lượng có tỷ lệ máy tính trung bình cao nhất, với tỷ lệ tương ứng là 55,9; 27,1 và 23,3 máy tính/doanh nghiệp. Tuy nhiên các loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên trên một máy tính thấp nhất ( mức độ phổ cập máy tính cao nhất) là CNTT và TMĐT( 2,9), tài chính (3,2) và thương mại bán buôn, bán lẻ (5,0). Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, năng lượng thường là các doanh nghiệp lớn nên tỷ lệ máy tính trung bình cao, song mức độ phổ cập máy tính lại khá thấp ( 9,1 nhân viên mới có một máy tính) như tỷ lệ máy tính theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp theo bảng sau.

Bảng 2.1: Tỷ lệ máy tính theo lĩnh vực hoạt động của doanh

nghiệp năm 2010 Lĩnh vực Tỷ lệ máy tính/DN Tỷ lệ máy tính/N.viên CNTT,TMĐT 27.15 2,9 Tài chính 54,98 3,2

Thương mại, bán buôn, bán lẻ 12,26 5,1

Dịch vụ 16,24 5,1

Xây dựng, vận tải 11,83 7,3

Nông lâm, thủy sản 18,63 11,3

Khác 19,19 4,9

Trung bình 17,04 6,4

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2010 tr.65

Và đối tượng mà các website hướng tới, 84% hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng. Tỷ lệ qua các năm cho thấy cơ cấu đối tượng mà các các website hướng tới đã tương đối ổn định. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với đối tượng khách hàng là người tiêu dùng. Tuy vậy, vẫn có thể thấy tỷ lệ khách hàng cá nhân mà các doanh nghiệp hướng tới ở Việt Nam khá cao, mở ra triển vọng cho thị trường phát triển HĐĐT B2B và B2C rộng lớn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ lệ máy tính trung bình thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên mức độ phổ cập máy tính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại cao hơn. Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn phần đơng vẫn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất, gia cơng với trình độ vi tính hóa chưa cao.

Ngoài ra cũng theo kết quả điều tra cho thấy trong năm 2010 tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử đạt mức 14%, tăng hơn 2% so với năm 2009 ( 12%). Theo địa bàn hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tương ứng là 20% và 17%, còn tại các địa phương khác, tỷ lên tham gia sàn giao dịch TMĐT chỉ đạt mức 9%.

Khi được yêu cầu đánh giá mức độ hiệu quả do sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại, 47% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả so sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại, 28% đánh giá hiệu quả ở mức thấp và rất thấp, 25% doanh nghiệp cho rằng sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại hiệu quả cao cịn chỉ có 1% cho rằng hiệu quả đạt mức rất cao. Một số những doanh nghiệp chưa tham gia vào sàn giao dịch TMĐT như xăng dầu, vận tải….với lý do là không cần tới sự hỗ trợ của sàn giao dịch TMĐT. Cịn số khác khơng có dự định tham gia vì họ chưa tin tưởng vào hiệu quả từ việc tham gia sàn giao dịch TMĐT mang lại.

Về phía người tiêu dùng, cũng có những dấu hiệu khả quan khi 65% người tìm hiểu thơng tin trên mạng trước khi mua sắm và họ thường sử dụng các phương tiện thông tin cho việc đặt hàng như: điện thoại, fax, email… nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thơng tin để nhận đơn đặt hàng có sự chênh lệch khá rõ rệt như: điện thoại và fax là hai phương tiện được sử dụng phổ biến nhất có tỷ lệ lần lượt là 99% và 88% cịn 52% sử dụng email cịn như website thì chỉ có 15%.( xem bảng 2.2a và 2.2b)

đơn đặt hàng năm 2010

Phương tiện Điện thoại Fax Email Website

Tỷ lệ 99% 88% 52% 15%

Bảng 2.2b: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để đặt

hàng năm 2010

Phương tiện Điện thoại Fax Email Website

Tỷ lệ 99% 90% 53% 21%

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử năm 2010 tr.78

Năm 2010, tỷ lệ doanh thu từ các đơn hàng qua phương tiện điện tử chiếm

64% tổng doanh thu của các doanh nghiệp.

Bắt kịp xu thế phát triển thế giới, số lượng hợp đồng điện tử ở Việt Nam cũng gia tăng không ngừng. Các doanh nghiệp trong nước đã xây dựng các website bán hàng trực tuyến với quy trình giao kết hợp đồng điện tử phù hợp. Ví dụ một số trang web như: 123mua.com, sieuthinhanh.com, goodsmart.vn, chodientu.vn…Theo thống kê công bố của Chợ điện tử15, trong quý II/2009, tổng giá trị giao dịch trên Chợ điện tử đã bằng cả năm 2008, đạt trên 150 tỷ đồng và tăng gấp 1,5 lần so với quý I/2009 ( đạt trên 100 tỷ đồng). Đây là sàn giao dịch thương mại điện tử hoàn toàn trực tuyến trên internet, sầm uất phục vụ gần 300.000 người tiêu dùng và trên 2000 doanh nghiệp giao thương buôn bán ổn định hàng ngày gần 2 triệu USD/tháng ước chiếm hơn 25% thị phần thương mại điện tử B2C và C2C tại Việt Nam. Bên cạnh đó các website mua bán trực tuyến của nước ngòai khác cũng thu hút được sự chú ý của khách hàng Việt Nam như: amazon.com, ebay.com…

giá trị, với bình quân 67% doanh thu TMĐT của doanh nghiệp là do hợp đồng B2B mang lại. tuy nhiên, số lượng HĐĐT B2C vẫn duy trì ở mức 33% cho thấy một điểm cân bằng giữa giao dịch HĐĐT B2B và B2C đang được thiết lập.

Các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT có tỷ trọng doanh thu

Một phần của tài liệu Ký kết hợp đồng điện tử kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)