Khoản 3, Điều 3 LDN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 SO với LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 về bộ PHẬN PHÁP LUẬT đầu vào đối với DOANH NGHIỆP nói CHUNG (Trang 36 - 41)

32

“Điều 18: Quyền thành lập, vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý

doanh nghiệp [...]

2. [...]

đ) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức khơng có tư cách pháp nhân

e)Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chấp hành hình phạt tù; quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

3. [...]

b)Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 35: Tài sản vốn góp [...]

2.Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Điều 36: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn [...]

3.Thanh tốn mọi hoạt động mua, bán , chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngồi đều phải được thực hiện thơng qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản

Điều 37: Định giá tài sản góp vốn [...]

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức chuyên nghiệp thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận

3.Tài sản góp vốn trong q trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với CTCP và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá 33

chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản vốn góp phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.”

LDN 2020 quy định như sau:

Đối với Chương những quy định chung, tại Khoản 5, Điều 4 có quy định: “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng

tài sản khác”. Có thể thấy, tại LDN 2020, quy định “từ nguồn lợi còn lại của CTCP sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính” đã được lược bỏ.

Đối với Chương thành lập doanh nghiệp, các điều kiện về vốn góp, cổ phần được quy định tại:

“Điều 17: Quyền thành lập, vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý

doanh nghiệp [...]

2. [...]

đ) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân.

e) Bổ sung thêm: người bị tạm giam

Bổ sung thêm: g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3.[...] b) Đối tượng khơng được góp vốn theo quy định của Luật cán bộ, cơng chức, Luật viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng”

So sánh với Điều 18 tại LDN 2014, ta thấy ở đây đã có sự phân hố luật rõ ràng và cụ thể hơn về Luật (Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng ) cho các đối tượng được nêu trên thay vì quy định mang tính chung chung.

“Điều 34: Tài sản vốn góp [...]

2.Chỉ cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu hợp pháp ặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật”.

Khi so sánh với Điều 35 LDN 2014, nội dung ở Khoản 2, Điều 34 LDN 2020 đã lược bỏ: “Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả,

quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí

34

tuệ”. Như vậy, những tài sản vốn góp theo quy định tại Khoản 1 Điều 34, bao gồm:

Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kĩ thuật, tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

“Điều 35: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn [...]

5. Việc thanh tốn đối với mọi hoạt động mua, bán , chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngồi đều phải được thực hiện thơng qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; trừ trường hợp thanh tốn bằng tài sản và hình thức khác khơng bằng tiền mặt.”

Khi so sánh với Khoản 3, Điều 36 LDN 2014, nội dung ở Khoản 5, Điều 35 LDN 2020 đã bổ sung thêm “chuyển lợi nhuận ra nước ngồi; hình thức khác khơng bằng

tiền mặt”. Cùng với đó là sự thay thế nội dung “thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng Việt Nam” bằng “thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối” (ví dụ như tiền đồng).

Điều này chứng tỏ trong quy định đã có sự chặt chẽ và chi tiết hơn khi bổ sung thêm nội dung phù hợp với sự chuyển biến hiện tại. Cùng với đó là sự có hệ thống khi quy định việc thanh toán cho những hoạt động nêu trên của nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định về quản lý ngoại hối thay vì chỉ tuân theo quy định là: “thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng Việt Nam” như ở LDN 2014 đã đề cập.

“Điều 36: Định giá tài sản góp vốn

[...] 2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận”

So sánh Khoản 2, Điều 37 LDN 2014, Khoản 2, Điều 36 LDN 2020 đã thay thế điều kiện “đa số các thành viên cổ đông” bằng điều kiện “trên 50% số thành

viên, cổ đông”. Điều này đã giúp cụ thể hoá “đa số” trong quy định ở LDN 2014, qua

đó giúp cho các quyết định trở nên rõ ràng và minh bạch hơn.

“3. Tài sản góp vốn trong q trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên

đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với

35

CTCP và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản vốn góp phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận”.

So sánh với nội dung ở Khoản 3, Điều 37 LDN 2014, Khoản 3, Điều 36 LDN2020 đã thay thế điều kiện “được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận” bằng “được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản

trị chấp thuận”. Như vậy, việc này giúp cho quy định trở nên cụ thể, rõ ràng, từ đó

giúp cho việc chấp hành có cơ sở hợp lý và minh bạch hơn.

Các phân tích trên có thể được hiểu rõ hơn qua minh hoạ dưới đây:

Trường hợp 1: Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận mình

đã ký quyết định chuyển nhượng dự án của Sagri cho Tổng công ty Phong Phú - dự án khu nhà ở tại Quận 9, gây thiệt hại 672 tỷ đồng.

Dự án chuyển nhượng được xác định là không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Tuy nhiên, ông Tuyến đã ký quyết định số 6077 ngày 17-11-2017 chấp thuận chuyển nhượng dự án do Sagri làm chủ đầu tư cho Tổng công ty Phong Phú.

Quyết định số 6077 chấp thuận chuyển nhượng dự án mà không giao Sagri thực hiện xác định giá trị phần tài sản hình thành từ vốn góp theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng làm căn cứ xác định giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sagri và không đưa ra đấu giá, chưa đảm bảo nguyên tắc thị trường. Đây là cơ sở để Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại Sagri tự ý quyết định giá trị dự án để chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 672 tỉ đồng.

Trường hợp 2: Cựu tử tù Liên Khui Thìn có thể được nhận lại 50% cổ phần cơng ty

từng góp vốn 25 năm trước gồm nhiều tài sản và nhà đất tại Sài Gòn, Vũng Tàu. Theo hồ sơ vụ án, 25 năm trước, ơng Thìn và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cùng thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tây Sơn, với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Trong đó mỗi bên góp vốn 50%. Ơng Thìn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên còn bà Mai là Giám đốc cơng ty. Ngày 24-3-1997, ơng Liên Khui Thìn - ngun Tổng Giám đốc Epco bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị buộc tội chiếm đoạt của doanh nghiệp hàng ngàn tỷ đồng. Ơng Thìn đã bị tun án tử hình. Sau đó, cựu giám đốc Epco được Chủ tịch nước quyết định giảm án từ tử hình xuống chung 36

thân. Hơn 10 năm cải tạo tốt, thi hành án trên 500 tỷ đồng,... ông tiếp tục được giảm án rồi được đặc xá năm 2009.

Sau khi ra tù, ơng Thìn cho rằng, trong thời gian mình chấp hành án, bà Mai đã chuyển tồn bộ vốn và tài sản của Cơng ty Tây Sơn cho ông Phạm Minh Đạo, Phạm Nguyễn Minh Đức (chồng và con bà Mai) và ông Đỗ Thế Minh (em bà Mai) mà khơng hỏi ý kiến của mình. Ơng nhiều lần liên hệ bà Mai và người thân của bà để giải quyết nhưng họ không hợp tác.

Hồi tháng 9/2018, ơng Thìn khởi kiện chồng con bà Mai ra Toà án Nhân dân TP. HCM, yêu cầu tuyên hủy giao dịch gian dối, phục hồi quyền sở hữu 50% tài sản và vốn góp của mình trong Cơng ty Tây Sơn. Ngồi ra, ơng Thìn cũng đề nghị tồ tun vơ hiệu các giao dịch chuyển nhượng vốn góp giữa những người này, hủy các GCNĐKDN từ lần 1 đến lần 8 của Công ty Tây Sơn.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, HĐXX quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ơng Thìn, tun bố các giao dịch chuyển nhượng góp vốn giữa bà Mai với ơng Đức, ơng Đạo là vô hiệu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 SO với LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 về bộ PHẬN PHÁP LUẬT đầu vào đối với DOANH NGHIỆP nói CHUNG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w