41
(iv) LDN 2020 sửa đổi yêu cầu về nội dung khi doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
LDN 2014 quy định tại điểm b, khoản 1, điều 33 đối với yêu cầu về nội dung khi doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có yêu cầu đối với danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngồi đối với CTCP. Quy định này có thể hiểu đối với các loại hình cơng ty khác CTCP, điều kiện về nội dung cần công bố chỉ bao gồm ngành, nghề kinh doanh. Song, đối với CTCP, công ty cần công bố thêm danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, tại Điều 32 LDN 2020, các loại hình cơng ty khác CTCP cần công bố ngành, nghề kinh doanh và danh sách cổ đơng sáng lập. Ngồi ra, bên cạnh những điều kiện chung như các công ty khác, CTCP cần công bố thêm danh sách cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi (nếu có). Điểm mới này cho thấy quy định về danh sách cổ đông sáng lập đã được thắt chặt hơn đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, và tương tự như phân tích CTCP ở trên, Chính phủ vẫn cần kiểm sốt lượng cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi đối với loại hình cơng ty này.
(v) LDN 2020 sửa đổi quy định về thủ tục cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước về nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Điều 34, LDN 2014 quy định trong năm (05) ngày làm việc, kể từ khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm gửi thơng tin đã thay đổi tới doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, Điều 33 LDN 2020 chỉ quy định quyền của tổ chức, cá nhân được đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia. Cụ thể, trách nhiệm của Cơ quan đăng ký kinh doanh ở thủ tục này được quy định chi tiết tại Điều 36, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thay vì được trích dẫn trong luật, trong đó khơng quy định về thời hạn thực hiện như LDN 2014. Điểm mới này có thể được hiểu việc cung cấp thơng tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục tất yếu, tự động trong quá trình doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký.
2.2. Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức quảnlý của doanh nghiệp nhà nước nói riêng lý của doanh nghiệp nhà nước nói riêng
So sánh giữa LDN 2014 và LDN 2020, ta có thể thấy sự đổi mới về cơ cấu tổ chức, quản lý của DNNN. Theo đó, DNNN sẽ có sự thay đổi về số vốn nhà nước sở 42
hữu trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tăng phạm vi điều chỉnh của doanh nghiệp, tăng tính minh bạch cơng khai.
2.2.1. Những đổi mới và kế thừa của Luật Doanh nghiệp 2020
Cụ thể, tại khoản 8 Điều 4 LDN 2014, DNNN được quy định là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, theo LDN 2014, DNNN chỉ có thể tồn tại dưới hình thức Cơng ty TNHH một thành viên. Vì vậy, cơ cấu tổ chức quản lý của DNNN sẽ theo quy định của Điều 78 LDN 2014.
Trong khi đó, LDN 2020 chỉ rõ phạm vi đối tượng DNNN tại khoản 1 Điều 88:
“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Như vậy, ở LDN 2020, phạm vi đối tượng đã được mở rộng. Ngoài các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như ở LDN 2014, DNNN còn bao gồm các Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần. Như vậy, DNNN có thể Cơng ty TNHH MTV, Cơng ty TNHH HTV hoặc CTCP. LDN 2014 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ Công ty TNHH MTV Công ty TNHH MTV
Từ sự thay về số vốn Điều lệ của DNNN, LDN 2020 có nhiều điểm mới trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Cơ cấu nội bộ của LDN 2014 được quy định tại khoản 1 Điều 78 tương tự cho loại hình Cơng ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu, cụ thể:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ
chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.”
Sang đến LDN 2020, do mở rộng khái niệm, có sự thay đổi trong vốn điều lệ, vì vậy, cơ cấu nội bộ cũng có những thay đổi đáng kể. Theo đó, ngồi cơ cấu tổ chức quản lý được quy định tương tự như trên, cơ cấu tổ chức quản lý của DNNN có thể
44
được quy định như CTCP51 hoặc Công ty TNHH HTV52. Trong phạm vi bài tập lớn này, nhóm tác giả tập trung phân tích những đổi mới về cơ cấu nội bộ của DNNN nói chung và cơ cấu nội bộ theo loại hình Cơng ty TNHH MTV nói riêng.
Cơ cấu quản lý của DNNN có thể tuân theo hai hình thức:
1.Nếu chủ sở hữu là cá nhân: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát;
2.Nếu chủ sở hữu là tổ chức: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát.