DOANH NGHIỆP 2020
3.1. Nhận xét của chuyên gia
Nhìn chung, sự thay đổi của pháp luật doanh nghiệp chính là một bước tất yếu cho sự vươn lên và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, khẳng định vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và để đạt được mục tiêu to lớn này, có thể thấy, sự thay đổi của các quy phạm pháp luật tại LDN 2020 mang thiên hướng nâng cao quyền tự do kinh doanh của các chủ thể.
Theo Công ty Luật Victory LLC, mục tiêu trên được thể hiện thông qua việc LDN 2020 đã quy định về việc có thể ghi nhận thêm nhiều vấn đề để các bên có thể thỏa thuận trong điều lệ công ty nhằm đề cao quyền tự quyết của các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền của các cổ cũng được chú trọng hơn khi LDN 2020 mở rộng quyền và giảm thiểu số cổ phiếu bắt buộc phải sở hữu của nhóm cổ đơng lớn. Ngồi ra, một điều đáng lưu ý tại LDN 2020 đó chính là việc đề cập khá rõ ràng, cụ thể về “trách nhiệm giải trình” của người quản lý trong công ty cổ phần và đề cao nghĩa vụ cẩn trọng, trung thành của người quản lý doanh nghiệp. Đây chính là sự ghi nhận chính thức các quy định về quản trị cơng ty nhằm ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong cơng ty tiềm ẩn từ hoạt động của những người quản lý; đồng thời, thể hiện sự quan quan tâm đặc biệt đến hoạt động phòng, chống các giao dịch tư lợi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị công ty63.
Theo Cơng ty Luật SB Law, có thể thấy LDN 2020 đã quy định chặt chẽ hơn các đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thời để tạo sự nhất quán giữa LDN mới với BLDS hiện hành và BLHS. LDN mới cũng nêu rõ rằng người quản lý và người quản lý nghiệp vụ của các DNNN chỉ bị cấm thành lập và quản lý một doanh nghiệp khác trong trường hợp là DNNN. Việc sửa đổi này được thực hiện song song với việc sửa đổi định nghĩa về DNNN theo LDN mới.