Sản phẩm tín dụng:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56 - 59)

+ Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, lựa chọn và áp dụng các sản phẩm tín dụng ít rủi ro.

giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB:

3.2.2.1. Hồn thiện quy trình tín dụng: - Quy trình cho vay:

Cán bộ tín dụng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát thu nợ, kiểm tra sau giải ngân,…Để đảm bảo tính an tồn cho các khoản vay, ACB cần xây dựng quy trình tín dụng thích hợp, theo hướng chun mơn hóa, chặt chẽ từng khâu, đặc biệt nhất là công tác thẩm định trước khi cho vay.

Khi khách hàng đến vay vốn, ACB quan tâm đến tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý. Việc thẩm định tư cách khách hàng vay vốn cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về khách hàng vay vốn, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành cơng việc, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Cán bộ tín dụng có thể lập ra bản chi tiết các vấn đề hoặc câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu, so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy, cán bộ tín dụng sẽ có căn cứ đưa ra kết luận về tư cách khách hàng dễ dàng và chủ động hơn.

Phân tích tài chính của đối tượng vay vốn: Từ trước đến nay việc phân tích tài chính của đối tượng vay vốn chưa được các cán bộ thẩm định của ACB chú trọng. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định, ACB cần đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn.

Để công tác thẩm định tài sản đảm bảo đạt chất lượng, vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng vừa khơng gây thiệt hại, thì ACB cần quan tâm đến:

+ Tính hợp pháp của tài sản, xem tài sản có bị tranh chấp, kiện tụng hay nằm trong quy hoạch không. Chỉ với việc thẩm định thông qua giấy tờ và thực tế xem xét thì chưa đủ để chuyên viên khách hàng thực hiện thẩm định tài sản một cách an toàn và hiệu quả mà nhất thiết phải có thủ tục xác minh tài sản tại Phịng Tài ngun và Mơi trường hoặc Ủy ban nhân dân phường, quận, thành phố. Có như vậy mới đảm bảo tính hợp lý của tài sản, bảo vệ quyền lợi cho ACB.

+ Ngoài ra, khả năng phát mại tài sản cũng là yếu tố mà cán bộ khi thẩm định cần quan tâm. Đặc biệt đối với tài sản thế chấp là nhà, đất khơng phải lúc nào cũng có tính dễ chuyển nhượng. Tính khả mại của tài sản cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố như vị trí, diện tích, kết cấu, giá trị,…

+ Đối với việc thẩm định tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, hao mòn. Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ 3, cán bộ phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

- Quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra sau giải ngân và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng:

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay thì hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng ln tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, thẩm định tín dụng được thực hiện trước khi cho vay trong khi việc thu hồi nợ tiến hành sau khi cho vay nên việc thu hồi nợ được hay không là không chắc chắn. Nhằm hạn chế tối đa rủi ro và lành mạnh hóa các khoản tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn thì cơng tác thẩm định trong và sau khi cho vay là hết sức quan trọng.

Cần tiến hành liên tục kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng, bảo quản tài sản thế chấp. Đồng thời, cán bộ có thể định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án, đánh giá lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch, chú ý đến kế hoạch trả nợ của khách hàng để từ đó có những yêu cầu, giúp đỡ khách hàng hoặc đề ra phương án thu hồi vốn hợp lý và nhanh chóng.

3.2.2.2. .2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng:

-Nhận diện và phân loại rủi ro:

+ Có cơng tác dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến ngân hàng, khách hàng vay vốn. Từ đó, đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

+ Nên thu thập thông tin trên CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng khách hàng, để nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng vay. Quy định này nên đưa vào phần kiến nghị khi xét cấp tín dụng cho khách hàng.

-Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vi mơ:

+ Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư của ACB.

+ Để giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chun mơn.

+ Giúp cho ACB có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản lý rủi ro tín dụng khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mơ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w